Tranh Đông Hồ, di sản quý của nghệ thuật tạo hình Việt Nam

arttime| 03/06/2022 13:08

Trong văn hóa người Việt, tranh Đông Hồ là loại tranh dân gian được in khắc gỗ đã có từ lâu đời. Ngày nay xã hội phát triển, nhiều vật trang trí nội thất nhà cửa ra đời, nhưng loại tranh Đông Hồ vẫn luôn là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người.

dan-ga-me-con-1653622846.jpg
Đàn gà mẹ con 

Tranh Đông Hồ tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một trong những dòng tranh dân gian xuất xứ từ làng Đông Hồ, tục gọi là làng Mái, thuộc Xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trước đây, tranh sản xuất ra bán chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người nông dân đồng bằng Bắc Bộ mua tranh về dán lên tường, hết năm lại bóc bỏ dùng tranh mới.

Trong các dòng tranh dân gian Việt Nam, tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván gỗ, do người làng Đông Hồ sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề. Tranh Đông Hồ là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp  Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác và phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân Việt.

ga-trong-hoa-hong-1653622873.jpg
Gà trống hoa hồng 

Căn cứ vào nội dung chủ đề, có thể chia tranh Đông Hồ thành 8 thể loại chính gồm: tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật, tranh phản ảnh sinh hoạt cuộc sống và tranh châm biếm.

Về quy trình sản xuất tranh dân gian Đông Hồ có nhiều công đoạn, trong đó có hai khâu chính: sáng tác mẫu (khắc ván) và in (vẽ tranh). Do đó để sản xuất tranh Đông Hồ, đòi hỏi mỗi nghệ nhân ít nhiều phải có năng khiếu thẩm mỹ bẩm sinh và kỹ năng lao động cao.

muc-dong-1653622935.jpg
Mục đồng 

Công việc sáng tác mẫu tranh tốn khá nhiều thời gian, trước tiên phải chọn lựa đề tài có ý nghĩa, nội dung sâu sắc, mầu sắc hài hòa, bố cục chặt chẽ và có giá trị nghệ thuật  lớn. Khi sáng tác mẫu tranh, các nghệ nhân thường sử dụng bút lông và mực Nho, để vẽ lên giấy bản mỏng và phẳng, để người thợ khắc, đục ván theo đúng mẫu. Việc sáng tác mẫu tranh không phải là việc riêng của một nghệ nhân, mà thường là kết quả chung của một làng tranh, của nhiều thế hệ. Cũng chính vì thế mà tranh Đông Hồ có trường hợp một mẫu nhưng có nhiều dị bản khác nhau, hoặc một mẫu tranh có đến hai ba cách phân bố mầu sắc khác nhau. Vì vậy, có nhiều mẫu tranh cổ đến nay vẫn chưa xác định được chủ nhân sáng tạo.

Để thể hiện một bức tranh cần có hai loại ván khắc: ván in nét và ván in mầu. Ngoài bản nét đen chủ đạo, nếu là tranh mầu: có bao nhiêu mầu là có bấy nhiêu bản gỗ khắc in mầu tương ứng.

tranh-dam-cuoi-chuot-1653622941.jpg

Đám cưới chuột 

Ván in nét đen thường làm bằng gỗ thị hoặc gỗ thừng mực. Gỗ thị có thớ đa chiều , vừa mềm, vừa dai lại dễ khắc, do đó, khi khắc ván in nét, nghệ nhân cần có kỹ năng chạm khắc giỏi, tạo được các nét gọn, thanh mảnh tinh vi và ván in lại mềm. Ván in mầu được làm bằng gỗ mỡ, hoặc gỗ vàng tâm là loại gỗ nhẹ, thớ mềm, xốp dễ hút mầu. Bởi vì khi phết mầu lên để in tranh, các loại gỗ này có khả năng hút  mầu cao hơn nhiều các loại gỗ khác. Do đó, mầu sắc tranh tươi tắn hơn.

Đối với những bức tranh khổ lớn như tranh; y môn, tranh tứ bình, tứ quý... thì ván in không làm to bằng khổ tranh, mà được chia nhỏ thành ba bốn ván, khi in tranh phải ghép các mảnh lại thành một tác phẩm hoàn chỉnh.

Dụng cụ khắc ván in là những mũi đục (còn gọi bộ ve), được làm bằng thép cứng. Mỗi bộ ve có từ 30 đến 40 chiếc khác nhau.

tranh-lon-dan-1653622946.jpg
Lợn đàn 

Khác với các loại tranh thông thường, giấy in tranh Đông Hồ khá đặc biệt, đó là loại giấy dó thường hoặc giấy dó quét điệp (điệp làm từ vỏ con điệp được nghiền nát thành bột trộn với hồ lỏang bằng bột gạo tẻ hoặc gạo nếp hay bột sắn), rồi dùng thét (loại chổi quét làm bằng lá thông) quét nhẹ lên mặt giấy, tạo nên những đường nét rất ấn tượng. Đặc biệt, thường dùng loại giấy điệp trắng pha chút  nhũ sáng lấp lánh, làm toát lên thần thái của bức tranh .

Vật liệu, dụng cụ phục vụ việc in ấn gồm giấy dó (giấy dó điệp), các loại mầu , ván in, ván bìa và thét.

Cách in: trước khi in tranh phải chuẩn bị sẵn giấy in để thành tập (khoảng 100 đến 200 tờ). Khi in người ta dùng thét nhúng vào chậu màu, rồi quét đều lên trên mặt bìa. Cách lấy mực để in tranh dân gian Đông Hồ theo cách xếp ván tức là cầm “co” ván dập đi dập lại tấm ván xuống mặt bìa đã được phết mầu, để mầu thấm đều trên mặt ván. Sau đó đặt ván in lên tờ giấy định in sao cho cân đối, chính xác, ấn mạnh ván in vào tờ giấy, để có sự liên kết nhất định, rồi lật ngửa ván in có dính tờ giấy in tranh lên, lấy xơ mướp (hoặc bọt xốp) xoa đều lên mặt sau  tờ giấy, để cho phẩm màu  trên mặt ván thấm đều trên mặt giấy. Sau đó gỡ tờ tranh ra khỏi ván in và mang tranh ra phơi  nơi thoáng mát. Màu tranh vừa in đã khô, tiếp tục in các mầu khác . Bản nét đen được in cuối cùng.

vinh-quy-bai-to-1653622951.jpg
Vinh quy bái tổ 

Mầu sắc tranh dân gian Đông Hồ hoàn toàn là mầu tự nhiên, không pha trộn, gồm 4 mầu cơ bản: đen, vàng, xanh và đỏ. Mầu vàng làm từ hoa hòe hay hoa giành giành. Mầu xanh từ gỉ đồng hay lá chàm. Mầu đen của than lá tre, gỗ xoan hay rơm nếp. Mầu đỏ lấy từ gỗ vang hoặc sỏi son lấy từ trên núi Thiên Thai.

Quy trình in mầu theo thứ tự: từ đỏ, xanh, đến vàng và đen. Mỗi lần in chỉ in được một mầu. Để các mảng mầu ăn khớp với nhau: ở mỗi tấm ván đều có 2 điểm cữ đánh dấu cạnh ván in. Mầu sắc được tô vẽ với độ đậm nhạt khác nhau tùy thuộc vào nội dung của bức tranh. Mầu  tranh dân gian tuy đơn giản, nhưng tạo cảm giác rất ấn tượng. Vì thế người ta rất dễ phân biệt tranh Đông Hồ với tranh Hàng Trống Hà Nội  và các loại tranh khác.

Bố cục tranh Đông Hồ được xây dựng rất rỗ ràng. Nội dung tranh được lấy từ những hình ảnh  gần gũi với đời sống thường nhật. Ví dụ tranh Đám cưới chuột; Đàn lợn âm dương; Cuộc thi đấu vật... Các bức tranh này mang lại cho người xem cảm giác yên bình, giản dị.

Mỗi loại tranh Đông Hồ được trang trí trong nhà vào những dịp khác nhau và ở những vị trí khác nhau. Thí dụ: Tranh nhị bình: Cá chép trông trăng và chim công thường được treo hai bên bàn thờ. Tranh Ông Công Ông Táo, treo ở gian bếp. Tranh thờ dùng vào dịp Tết Nguyên đán  là tranh Tam phủ; Tứ phủ... với nội dung khuyến thiện, trừ ác. Tranh Gà Đại cát để cầu chúc mọi người, mọi nhà đón Xuân, ăn Tết vui vẻ, tốt lành, may mắn. Tranh Gà đàn thể hiện tình mẫu tử, tình yêu đồng loại. Tranh Lợn ăn lá dáy thể hiện tinh thần âm- dương bình hành, có thái cực  là có lưỡng nghi, có âm là có dương. Đó là sự sinh tồn, phát triển. Tranh lợn chứa đựng những ước nguyện của người nông dân khao khát cuộc sống sung túc, đông vui, hòa thuận, no đủ…

So với các loại tranh khác, nghệ thuật tranh Đông Hồ mang tính biểu trưng, trang trí, nhưng vẫn giữ được nét mộc mạc, dễ hiểu, gần gũi với đời sống của người dân vùng châu thổ Bắc Bộ, độc đáo trong việc sử dụng đường nét tiết giảm, các mảng mầu dẹt đều, là mầu tự nhiên của cỏ cây, hoa lá, tươi sáng trên nền giấy điệp óng ánh. Về nội dung tranh dân gian Đông Hồ phản ảnh sâu sắc đời sống tinh thần,vật chất của con người, xã hội, theo quan điểm thẩm mỹ học dân gian của người dân châu thổ sông Hồng. Đó là những bức tranh khắc họa ước mơ yêu đời của người lao động cuộc sống gia đình thuận hòa, ấm no, hạnh phúc, về một xã hội công bằng, tốt đẹp. Tranh dân gian Đông Hồ góp phần không nhỏ vào việc lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc làm cho đời sống tinh thần  của người Việt thêm phong phú./. 

(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trăng thơm
    Thoan ngồi giặt ở cầu ao. Trăng nhấp nhoáng dưới làn nước. Hoa bèo tím thẫm một mảng bồng bềnh trong âm thanh rền rã của bầy ve kêu trên cây nhãn già. Cây nhãn này mấy năm trước đứt hoa, mùa xuân năm nay bung lại, hoa kết từng chùm vàng nhạt, li ti, đậu quả bện trĩu cành. Ngang trưa nay, chị Hà đi lấy hàng về sớm, thấy thằng cu Minh đánh quần đùi, áo ba lỗ, mũ lưỡi trai đội ngược, cầm sào đi bắt ve qua ngõ, bèn vẫy lại: “Cu Minh, trèo cây vặt nhãn hộ cô”.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài: Xây dựng hệ thống chính trị “Tinh- Gọn- Mạnh- Hiệu năng- Hiệu lực- Hiệu quả”
    Sáng 9/12, HĐND TP Hà Nội Khóa 16 đã khai mạc Kỳ họp thứ 20 - kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 để xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, tài chính ngân sách, đầu tư công năm 2024, kế hoạch năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Tranh Đông Hồ, di sản quý của nghệ thuật tạo hình Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO