Sân khấu

Tranh dân gian Đông Hồ trên sân khấu ballet

KT (t/h) 11:23 22/03/2023

Vở ballet “Đông Hồ” sẽ được Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam công diễn phục vụ khán giả Thủ đô tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối  22 và 23/3/2023.

dong-ho-7-600x530.jpg
Vào tối 22 và 23/3/2023, vở ballet “Đông Hồ” sẽ được Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam công diễn phục vụ khán giả Thủ đô tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Đây là tác phẩm ballet được dàn dựng lấy cảm hứng từu tranh dân gian Đông Hồ độc đáo của dân tộc với mong muốn đưa nghệ thuật ballet nói riêng và nghệ thuật hàn lâm nói chung đến gần hơn với khán giả Việt Nam.

Vở ballet “Đông Hồ” do nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Anh biên đạo. Tác phẩm sẽ đưa khán giả đến với không gian nghệ thuật đầy tinh tế và cảm xúc, nơi mà những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng như: Hứng dừa, Đám cưới chuột, Vinh quy bái tổ, Lý ngư vọng nguyệt, Đánh ghen… được “họa” trên sân khấu bởi những vũ điệu ballet cổ điển.

Biên đạo múa Nguyễn Ngọc Anh cho biết, anh đã ấp ủ tác phẩm này từ năm 2017. Cách đây không lâu, anh từng đưa trích đoạn tác phẩm biểu diễn tại Hong Kong. Nhưng đây là lần đầu tiên tác phẩm tái hiện lại 11 bức tranh Đông Hồ, được công diễn hoàn chỉnh với thời lượng hơn 1 giờ, trên sân khấu Nhà hát Lớn (Hà Nội).

Theo anh Ngọc Anh, chất liệu từ tranh Đông Hồ mang tới nhiều thuận lợi khi chuyển thể sang ngôn ngữ múa, mỗi bức tranh đều đã mang câu chuyện và giàu hình ảnh. Hơn nữa, tác phẩm rất rõ ràng về nội dung và các tuyến nhân vật, tính cách đặc trưng của từng nhân vật. Trong khi đó, với nghệ thuật múa, điều quan trọng nhất là thể hiện được tính cách của nhân vật và nêu được ý nghĩa muốn truyền tải.

“Tôi rất muốn mang đến cho Đông Hồ một linh hồn mới, bằng nét vẽ mới, không phải chỉ là khuôn dập gỗ, hay những thiết kết trang phục, mà bằng “ngòi bút” sắc sảo tạo nên bởi đôi giày mũi cứng của người nghệ sĩ múa ballet. Dù sống ở nước ngoài, nhưng tâm hồn tôi vẫn là người Việt, vẫn muốn mang hồn Việt đến với nghệ thuật cổ điển nước ngoài”, biên đạo Ngọc Anh bộc bạch.

Bên cạnh đó, vở diễn còn có sự kết hợp giữa những tác phẩm hội họa dân gian truyền thống kết hợp cùng thanh âm trầm bổng của bản giao hưởng “Bốn mùa – New Four Seasons” được nhạc sĩ Max Richter chuyển soạn từ tác phẩm cùng tên của Antonio Vivaldi.

Tham gia biểu diễn trong vở ballet “Đông Hồ” là những nghệ sĩ múa tên tuổi của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam: NSƯT Mai Thị Như Quỳnh, NSƯT Phan Lương, NSƯT Bùi Việt An và các nghệ sĩ trẻ tài năng như Thu Hằng, Đức Hiếu, Lệ Thanh…

Là tác phẩm có sự giao thoa giữa truyền thống và đương đại, giữa văn hoá dân tộc và nghệ thuật cổ điển thế giới, chắc chắn với hai đêm diễn 22 và 23/3 tới đây tại Nhà hát Lớn Hà Nội, vở diễn ballet “Đông Hồ” sẽ chính phục được đông đảo khán giả yêu thích nghệ thuật hàn lâm trong nước và quốc tế.

Bài liên quan
  • Lễ cầu ngư: Nét văn hoá đặc sắc Làng chài Vạn Vỹ
    Hàng năm cứ từ ngày 13 tháng giêng đến ngày 25/2 âm lịch, người dân làng Vạn Vỹ tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội sẽ cùng nhau tổ chức Lễ cầu ngư để cầu mong cho một năm mưa thuận gió hoà, người dân của làng đánh bắt được nhiều cá tôm hơn ...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Tranh dân gian Đông Hồ trên sân khấu ballet
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO