Trái tim nữ nhà giáo suốt đời vì trẻ thơ

Nông Tử Lệnh Anh| 11/11/2020 16:57

Tuy đã nghỉ hưu nhưng những năm qua cô giáo Nguyễn Thị Sang vẫn ngày ngày đến lớp trong sự chờ mong của học trò. Lớp học của cô giáo Sang không nằm trong khuôn viên ngôi trường nào mà ẩn mình lặng lẽ dưới bóng những tán cây xanh rợp mát phía sau ngôi đình làng ở xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.

Trái tim nữ nhà giáo suốt đời vì trẻ thơ

Nguyễn Thị Sang là con gái áp út của một gia đình nghèo và đông con. Tuổi thơ của cô gắn liền kí ức về con tôm, con cá, cây rau cùng nghề nông quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Cũng như bao bạn bè nơi thôn quê, ngày ngày cô bé Sang sáng đi học, chiều đi cấy. Nhiều hôm cả ngày đi cấy tối về Sang cắp sách đến nhà thầy cô xin giảng nghe  lại và đến nhà bạn bè chép lại bài. Vì nhà nghèo nên các anh chị của Sang đều phải bỏ học giữa chừng. Riêng Sang cứ lầm lũi xin thầy u cho đi học theo kiểu đó. Sang ước ao đi học để trở thành cô giáo, để về làng đưa “cái chữ” tới các em nhà nghèo đang “đói chữ, thừa nghèo” như Sang.

Ước mong đó cứ lớn dần trong tâm trí cô gái nhà nghèo và bùng cháy khi Sang học hết phổ thông. Với sự nỗ lực bền bỉ và học lực khá, Sang thi đỗ vào trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Dù ước mơ đã trong tầm tay, nhưng khó khăn từ cái sự nghèo dường như dày thêm gấp đôi! Thầy u vậy, anh em vậy, lấy đâu ra xe đạp mà đi, lấy đâu ra ăn sáng mà ấm dạ. Không sao, 4 giờ sáng thức dậy, Sang nhịn đói, đi bộ từ nhà đến trường với cái bụng cồn cào. Hôm nào trong túi xách có vài củ khoai luộc đã là niềm vui của cô giáo sinh trường cao đẳng!    

Mỗi ngày tới trường, Sang thường đi như chạy trong mơ vậy. 7 giờ vào học, 12 giờ trưa tan học, vừa chạy về nhà Sang vừa nhẩm lại bài thầy giảng… 3 giờ chiều mới về đến nhà (từ huyện Từ Liêm (nay thuộc quận Cầu Giấy) về xã Yên Thượng, huyện Gia Lâm), Sang ngụp đầu vào công việc đồng áng, đến tối đêm mới có thì giờ tự học… Cuối cùng, những năm tháng tuổi thơ học hành vất vả cũng đã được đáp đền để trái tim cô giáo trẻ Nguyễn Thị Sang ngay từ phút giây đầu tiên đứng trên bục giảng đã đập những nhịp tràn đầy cảm xúc yêu thương.

Tốt nghiệp trường sư phạm và được về dạy ở trường làng - niềm mong ước của cô giáo Nguyễn Thị Sang đã thành sự thật. Ngày lại ngày, niên học nọ tiếp niên học kia, biết bao thế hệ học trò đã học lên, vào đời và trưởng thành. Nhưng trong lòng cô giáo Sang còn canh cánh nỗi niềm khi ở trong làng còn có bao em không được cắp sách đến trường, ánh mắt ngây thơ của các em bị chặn lại ngay sau cánh cổng nhà mình. Cũng vì các em chẳng may bị khuyết tật, không thể đến trường với bạn bè đồng trang lứa. Sau nhiều đêm suy nghĩ, Nguyễn Thị Sang đem nỗi trăn trở của mình trao đổi cùng ban giám hiệu và lãnh đạo địa phương. Được ủng hộ, cô đứng ra thành lập lớp “Tình thương” dành cho các em bị khuyết tật.

Đó là vào năm 1992, cô giáo Sang nhớ lại, mới đầu, lớp học chỉ có vài học sinh, vài tháng sau đã có cả chục học sinh. Lớp học mượn nhà kho hết niên hạn sử dụng, bàn ghế tự gia đình đem đến, cái cao, cái thấp. Học trò chỉ có vậy mà chia làm nhiều trình độ khác nhau. Em thì chưa hề được học chữ. Em thì mới nhận mặt chữ, em thì tập đánh vần, em thì mới tập viết nguệch ngoạc. Mỗi em một tật song đều bị… thiểu năng trí tuệ. Thế nên, việc dạy chữ cho các em quả là một công trình, một niềm vui. Bắt đầu từ đấy, ngày lại ngày , sau khi dạy xong ở trường Tiểu học Yên Thường, cô Sang lại tất bật với lớp “Tình thương”.

Trái tim nữ nhà giáo suốt đời vì trẻ thơ
Cô giáo Nguyễn Thị Sang (ngoài cùng bên trái) và học trò ở lớp “Tình thương” - ảnh: NTLA.
Tiếng lành đồn xa,  lớp “Tình thương” có lúc lên đến trên 30 trò, có em 5 - 7 tuổi, nhưng có em 15 - 16 tuổi, những em gái ở tuổi này đã lớn, cần tỉ tê bảo ban các em cả về “việc riêng của phụ nữ”… Đặc biệt, dân làng còn truyền tụng chuyện cô giáo Sang nhận nuôi cháu Hải Long từ năm 6 tuổi. Hải Long có hoàn cảnh rất khó khăn: Bố mẹ bỏ nhau, bố lấy vợ khác, mẹ bị bệnh tâm thần. Tuy gia đình có đến 5 miệng ăn, đồng lương  giáo viên ít ỏi nhưng cô Sang vẫn nhận nuôi Hải Long tới tuổi trưởng thành. Giờ Hải Long đã trở thành chàng trai được học hành đầy đủ, có công ăn, việc làm, thỉnh thoảng Hải Long vẫn về thăm mẹ Sang.
Năm 2009, cô giáo Sang về nghỉ hưu sau 36 năm đứng trên bục giảng nhưng dân làng vẫn thấy ngày ngày cô giáo đạp xe đến lớp học phía sau ngôi đình làng. Vì ở đấy có gần 30 khuôn mặt trẻ thơ ngây ngô nhưng đáng yêu, đang mong chờ cô giáo Sang như mong mẹ về.

Hiện nay, lớp học “Tình thương” đã được lãnh đạo địa phương trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng đen, phấn trắng. Cho dù còn sơ sài thiếu thốn, nhưng bao trùm lên khoảng không gian nhỏ bé của lớp học đặc biệt này không chỉ là sự tận tâm của cô giáo dành cho học trò mà còn là tình yêu thương của người mẹ hiền dành cho đàn con thơ.

Khi được hỏi về các thế hệ học trò đặc biệt, cô giáo Sang cho biết,  các em có thể đọc thông viết thạo nên nhiều em đã “ra trường” đem theo về  gia đình “con chữ”. Khi đó, tự các em có thể tìm hiểu được những kiến thức trên sách báo, tạo điều kiện hòa nhập với cộng đồng và nhất là phần nào làm vơi đi nỗi đau của gia đình, của cha mẹ các em… “Nhìn các em dị tật thương lắm. Nguồn gốc nỗi đau dội xuống cuộc đời các em từ nhiều ngả: bạo bệnh, di truyền, tai nạn… và đa phần các em bị ảnh hưởng chất độc da cam từ ông bà, cha mẹ bị nhiễm từ cuộc chiến. Thân thể, khuôn mặt, tâm hồn, trí óc của các em rất không bình thường. Đấy là nỗi đau tuổi thơ mà tôi muốn chia sẻ cùng các em cũng như gia đình của các em thông qua lớp học “Tình thương” này” - cô Sang trầm giọng nói.

Bằng những công việc lặng lẽ, âm thầm, tỉ mỉ, kiên trì vì những trẻ thơ đang phải gánh chịu số phận nghiệt ngã, thiệt thòi trong suốt bao năm, cô giáo Nguyễn Thị Sang đã nhận được nhiều bằng khen như: Giáo viên tiêu biểu (2016 - 2017), Giáo viên tiêu biểu trong phong trào đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (2012 - 2017), danh hiệu Người tốt việc tốt và dự Đại hội thi đua yêu nước Thành phố Hà Nội năm 2016… Và cho đến tận bây giờ khi không còn trẻ nữa, nhưng trái tim cô giáo Nguyễn Thị Sang vẫn dành những nhịp đập trẻ trung, tràn đầy yêu thương, nhân hậu cho các thế hệ trẻ thơ bất hạnh ở quê hương Yên Thường... 
(0) Bình luận
  • Đề án sân khấu học đường bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu văn học, nghệ thuật dân tộc trong học sinh Thủ đô
    Đây là đánh giá của bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi là Đề án sân khấu học đường), giai đoạn thí điểm 2022-2024. Hội nghị diễn ra sáng 8/4 tại Nhà hát kịch Hà Nội.
  • Tuổi trẻ Thủ đô tích cực triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    “Thời gian qua, tuổi trẻ Thủ đô đặt nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng hình mẫu thanh niên Thủ đô thời đại mới là nhiệm vụ trọng tâm”, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng chia sẻ trong bài tham luận tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” (Chương trình số 06-CTr/TU).
  • Hà Nội: Hiện thực hóa mục tiêu khu du lịch Hồng Vân thành “Miền quê đáng sống”
    Chia sẻ tại Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 cho các thành viên tại Việt Nam do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 28/3, ông Nguyễn Văn Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) cho biết, địa phương và Thành phố đã, đang quyết tâm xây dựng, phát triển khu du lịch Hồng Vân trở thành “Miền quê đáng sống”.
  • Văn hóa và con người trở thành 1 trong 5 trụ cột trong những triết lý phát triển Thủ đô
    Ngày 28/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 06 ) tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06 chủ trì và phát biểu tổng kết chỉ đạo tại hội nghị.
  • Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội cùng nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
    Sáng 28/3, tại hội nghị tổng kết Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025", 60 tập thể và cá nhân được khen thưởng có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
  • Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình 06
    Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” là một trong 10 Chương trình công tác lớn của Thành uỷ Hà Nội khoá XVII. Chương trình 06-CTr/TU giai đoạn 2021-2025 được ban hành với 18 chỉ tiêu, 51 đề án, kế hoạch; 22 dự án, nhóm dự án tập trung 3 nội hàm Chương trình là: (1) Phát triển văn hóa; (2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (3) Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Trái tim nữ nhà giáo suốt đời vì trẻ thơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO