Tôn vinh 391 Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú đóng góp cho nghệ thuật nước nhà

Yên Nga/Hanoimoi| 29/08/2019 21:18

Chiều 29-8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trọng thể lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 9 của Đảng và Nhà nước cho 391 cá nhân đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc.

Tham dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 9 Nguyễn Ngọc Thiện; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương Nguyễn Thế Kỷ; Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an…

Tôn vinh 391 Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú đóng góp cho nghệ thuật nước nhà
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú là phần thưởng cao quý mà Nhà nước dành tặng cho đại diện tiêu biểu của đội ngũ văn nghệ sĩ trong cả nước. Đây là những nghệ sĩ đã luôn nỗ lực rèn luyện, trưởng thành và không ngừng sáng tạo trong sự nghiệp nghệ thuật, được đồng nghiệp và nhân dân tin yêu. Các đồng chí là lực lượng tin cậy, trung thành của Đảng và nhân dân, có lòng yêu nước nồng nàn, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tinh thần cống hiến và tâm huyết với nghề nghiệp, thực sự là những ngôi sao sáng trên bầu trời nghệ thuật của Việt Nam.

Thủ tướng bày tỏ ghi nhận, trong nhiều năm qua, văn nghệ sĩ đã kế thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, là vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Cùng với nhiều nghệ sĩ khác, các nghệ sĩ được trao danh hiệu hôm nay sẽ là những cánh chim đầu đàn gìn giữ và lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc.

Thủ tướng đánh giá cao sự chuyên nghiệp, nghiêm túc, minh bạch trong việc lựa chọn, xét duyệt danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần này, trong đó đáng ghi nhận một số nội dung: Độ tuổi nghệ sĩ đa dạng, từ 30 đến 92 tuổi; từ khắp vùng miền của cả nước; từ nhiều dân tộc anh em; đại diện tiêu biểu của nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau. 

Tôn vinh 391 Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú đóng góp cho nghệ thuật nước nhà
Ảnh VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng nêu rõ, sự nghiệp phát triển văn hóa nói chung, nghệ thuật nói riêng của đất nước trong thời gian qua có nhiều bước tiến quan trọng, nhưng vẫn còn không ít khó khăn, thách thức và hạn chế cần thẳng thắn nhìn nhận và sớm có giải pháp kịp thời. 

“Ngày nay, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế, sự bùng nổ của các phương tiện truyền bá sản phẩm nghệ thuật, công nghệ giải trí, đang làm thay đổi phương thức truyền tải nghệ thuật và văn hoá. Hiện tượng suy thoái văn hóa của một bộ phận xã hội cũng như cán bộ; những vấn đề về an ninh văn hóa, tư tưởng; một số biểu hiện cực đoan, xuyên tạc, bóp méo lịch sử trong sáng tác và biểu diễn… đặt ra cho nghệ thuật Việt Nam và đội ngũ văn nghệ sĩ cách mạng những thách thức mới”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, bối cảnh và tình hình đất nước thời gian tới đặt ra nhiệm vụ rất quan trọng là xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, trong đó cần hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn. Từ đó, văn hóa mới trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 

Tôn vinh 391 Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú đóng góp cho nghệ thuật nước nhà
Ảnh VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước", Nghị quyết số 23-NQ/TƯ của Bộ Chính trị ngày 16-6-2008 về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020".

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục rà soát các quy định pháp luật có liên quan về xét tặng đối với hai danh hiệu nêu trên; sớm nghiên cứu, đề xuất, trình sửa đổi, bổ sung các văn bản, nghị định theo hướng phù hợp với thực tiễn; điều kiện, quy trình xét duyệt bảo đảm minh bạch, công bằng, nhanh chóng và thuận lợi cho các nghệ sĩ; chế độ chính sách và ưu đãi cho các nghệ sĩ được tốt hơn.

Thủ tướng đề nghị các nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ trẻ tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trí tuệ, bản lĩnh, kế thừa và phát huy truyền thống vinh quang của Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, luôn sáng tạo nghệ thuật mang tầm thời đại, xây dựng nền nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

Tôn vinh 391 Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú đóng góp cho nghệ thuật nước nhà
Thủ tướng trao Bằng chứng nhận Nghệ sĩ nhân dân cho các nghệ sĩ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, được phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước lần này có 84 Nghệ sĩ nhân dân và 307 Nghệ sĩ ưu tú, thuộc 9 dân tộc: Kinh, Thái, Mường, Tày, Nùng, H’Mông, Ê Đê, Jơ Rai, Khmer. Trong đó, nghệ sĩ nam cao tuổi nhất là Nghệ sĩ nhân dân Đường Tuấn Ba - 92 tuổi, thuộc Hãng phim Giải Phóng (nay là Công ty cổ phần Phim Giải Phóng); nghệ sĩ nữ cao tuổi nhất là Nghệ sĩ nhân dân Phó Thị Đức (Kim Đức), nguyên diễn viên hát của Đài Tiếng nói Việt Nam. 

Đặc biệt, trong lần này, thành phố Hà Nội có 6 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân; 26 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Tiêu biểu là cố Nghệ sĩ nhân dân Trần Quang Hùng; các Nghệ sĩ nhân dân: Trần Hạnh, Đồng Thị Thu Hà, Nguyễn Công Lý, Đào Văn Trung, Trần Mạnh Cường; các Nghệ sĩ ưu tú: Nguyễn Văn Trực, Đoàn Phú Thăng, Phùng Tiến Minh…

Bày tỏ cảm xúc khi được nhận danh hiệu cao quý của Nhà nước ở tuổi 90, Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh trân trọng cảm ơn Đảng, Nhà nước và các cấp, ngành đã quan tâm và ghi nhận những cống hiến trong lao động nghệ thuật của các nghệ sĩ cao tuổi. 

Nghệ sĩ nhân dân Đồng Thị Thu Hà cũng chia sẻ vinh dự khi được nhận danh hiệu cao quý đợt này, đồng thời khẳng định, đây là trách nhiệm mà nghệ sĩ và đồng nghiệp phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu, cống hiến, đóng góp nhiều hơn cho nghệ thuật nước nhà.

(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
Đừng bỏ lỡ
Tôn vinh 391 Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú đóng góp cho nghệ thuật nước nhà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO