Tôi có thai, anh mang tiếng 'nuôi con tú hú'

theo phunuonline.com.vn | 30/06/2017 16:03

Vẫn là lỗi lầm của 'chửa hoang', tôi thuộc nhóm người nào giữa miệng tiếng của thiên hạ?

Cứ mỗi mùa mưa, tú hú thực hiện thiên chức đẻ nhờ mà tổ tiên chúng truyền lại trong cuộc đấu tranh để sinh tồn. Trước tiên, tu hú mái tìm một tổ chim chích đã đẻ trứng và tự thưởng cho mình một bữa no nê với một quả trứng của loài chim chích này.

Xong xuôi, bà mẹ ấy đẻ vào đó một quả trứng khác có kích thước và hoa văn không khác nào trứng chim chích, khiến cặp đôi chim chích nghĩ rằng đó là trứng của chúng và ra sức nuôi nấng dòng giống xa lạ. Đó cũng chính là bi kịch nuôi một đưa con hoang của người khác mà cứ ngỡ là dòng máu của mình. Đó cũng chính là bi kịch đã bủa vây anh kể từ khi gia đình anh, anh em anh, làng xóm láng giềng của anh… biết tôi có bầu.

Anh là em của dượng – người lấy dì ruột tôi, có lẽ vì mối quan hệ ấy mà tôi không bị chối bỏ khi lỡ có bầu. Nhưng đó cũng là lúc tôi đương đầu với mọi cay đắng còn hơn cả tội “chửa hoang” khi không có ai thừa nhận, và anh cũng đau khổ khi bị gắn mác “nuôi con tú hú”.

Toi co thai, anh mang tieng 'nuoi con tu hu'
Ảnh: Internet

Mùa thu hoạch đậu lạc năm đó, từ Sài Gòn tôi bắt xe về quê để chơi và thu hoạch cùng anh. Nỗi nhớ mong bao tháng ngày yêu xa được đắm chìm trong những cái hôn nồng cháy, cái ôm muốn hòa tan vào nhau… và chúng tôi đã đi quá giới hạn. Sau đó, tôi quay trở lại Sài Gòn để tiếp tục những vòng quay hối hả của công việc, anh ở lại quê với công việc của gia đình.

Tưởng chừng tình yêu xa ấy sẽ còn lâu mới đến đích vì chúng tôi chưa hề có dự tính gì thì điều bất ngờ xảy ra - tôi có bầu. Nghe tin ấy, anh cũng hốt hoảng không kém gì tôi. Chưa có thứ gì trong tay, chưa có một đám cưới… Gia đình anh cũng bất ngờ khi biết chuyện và họ phản đối đến cùng, vì theo lập luận "Đến mùa lạc nó mới về, tính ra giờ mới 4 tháng, sao giờ cái thai lại được 5 tháng, chênh nhau đến tận một tháng (theo ông bác sĩ dự sinh)”. Thế nên kết luận cái thai trong bụng không phải là của anh, mà của một người nào khác, anh chỉ là kẻ đổ vỏ.

Dượng – tức là anh của anh, vì nể tình thông gia đã điện về nhà làm tư tưởng cho mọi người, rốt cuộc mẹ anh cũng miễn cưỡng đồng ý. Còn anh, anh tin tôi, nhưng chính anh cũng không đủ vững vàng để giẫm lên miệng tiếng, anh chỉ tìm đến rượu mỗi khi nghe một ai đó rủ rỉ: “Em xem sao đó nhé, cứ chu kì mà tính xem có phải 9 tháng 10 ngày không, chứ sao chỉ một lần đó mà có bầu được, ai biết nó vào trong Sài Gòn cặp thằng nào rồi đổ cho em?…”.

Nhưng rồi đám cưới cũng phải diễn ra nhanh lẹ vì quay qua quay lại bụng tôi đã lùm lùm. Đám xong tôi ở lại làm dâu nhà anh, rồi một cậu nhóc kháu khỉnh chào đời. Mọi người đến thăm khá nhiệt tình nhưng có vẻ ai cũng đi với mục đích nhìn mặt con xem có giống ba nó không. Chồng tôi hễ lên nhà anh em chơi là về nằm bực dọc bởi lời ra tiếng vào không hay.

Nhưng ngưỡng cửa lớn nhất vẫn là mẹ chồng tôi, vì thương con trai mẹ vẫn chăm tôi trong những tháng ở cữ, nhưng bà suốt ngày thở ra khi nhìn mặt cháu, cháu khóc bà cũng kệ, hễ ai đến thăm là bà dắt ra ngoài như sợ họ sẽ phát hiện điều gì. Mọi cuộc nói chuyện điện thoại của tôi đều được bà theo dõi, nghe ngóng như để khẳng định rằng bà đã đúng khi nghĩ rằng gia đình bà đang nuôi con cho thằng sở khanh nào khác. Anh em của anh cũng nói chuyện với nhau thì thầm như sợ tôi nghe thấy…

Toi co thai, anh mang tieng 'nuoi con tu hu'
Ảnh: Internet

Căn phòng ở cữ của tôi u ám và đầy nước mắt tủi hờn, tình ngay lý gian tôi phải làm sao? Dòng máu họ Nguyễn Minh của anh vẫn chảy trong con tôi, nhưng làm sao để thay đổi được định kiến vốn đã in hằn lên tiềm thức từ khi con tôi còn chưa thành hình hài? Ôm con và khóc, nhìn con thơ đang no giấc tôi lại cảm thấy có lỗi với con vô cùng khi để nó trở thành cái gai trong mắt của nhiều người.

Những tháng ngày ấy, tôi như bị tù đày, chịu sự tra tấn, cực hình trong nước mắt và những dòng suy nghĩ miên man – sẵn sàng “câm điếc” để cứu lấy một gia đình hạnh phúc cho con… Hay đầu hàng trước miệng tiếng và ôm con đi thật xa, sau 20 năm, trở về và trả lời cho họ rõ – con tôi là ai?

Con nhoẻn miệng cười. Tôi như có thêm nguồn sức sống mãnh liệt, cơ bản là gia đình nhỏ của tôi, còn lại không quan trọng, “miệng là của người, tai là của mình, không bận tâm đến miệng lưỡi của người khác nữa”. Tôi bắt đầu tìm quên trong việc hòa nhập với gia đình chồng, chịu thương chịu khó không quản việc khó việc khổ để phụ giúp nhà chồng, dần dần mẹ chồng cũng có cảm tình với tôi. Tôi cũng khéo chăm con, con càng lớn càng bụ bẫm, các đường nét dần rõ ràng, giống bố như đúc. Cả nhà bắt đầu mở lòng vui vẻ với tôi. Tôi hạnh phúc vô cùng.

Giờ đây, mỗi khi nhìn anh chơi đùa với con, tôi đánh tiếng: “Tu hú giống chim chích rồi đó, coi khéo kẻo nhầm”, anh cười trêu lại: “Ai bảo có bầu mà cứ lơ ngơ không biết tính, giờ cũng để “lỡ” tiếp đó thôi”. Tôi lại để “lỡ” tiếp đứa thứ 2 các bạn ạ, dở khóc dở cười, chắc đường con cái của chúng tôi phải đến từ “lỡ”.

Nhưng nếu không “lỡ” làm sao tôi có được anh cùng hai thiên thần bé nhỏ hôm nay. Nếu không "lỡ" làm sao tôi có được một gia đình thứ 2 đông đúc, vui vầy thế này. Tôi biết, mọi nước mắt, khổ đau giờ đã trôi đi xa tít rồi.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Tôi có thai, anh mang tiếng 'nuôi con tú hú'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO