Bìa cuốn sách "Tình cát"
Ngoài ra, 3 gương mặt được vinh danh ở hạng mục Phát hiện mới gồm: Nguyễn Vĩnh Nguyên ("Đà Lạt một thời hương xa", "Du khảo văn hóa Đà Lạt"), Huỳnh Trọng Khang ("Mộ phần tuổi trẻ") và Hoàng Tuấn Công (với cuốn sách phê bình và khảo cứu "Từ điển Tiếng Việt của GS Nguyễn Lân").
Giải Sách Thiếu nhi thuộc về cuốn "Hành trình yêu thương" của tác giả Trần Mai Anh. Hạng mục Sách Quản trị trao cho bộ 7 cuốn sách của cố tác giả Alan Phan: "Góc nhìn Alan: Dành tặng cho doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu", "Góc nhìn Alan: Kinh tế", "Không có bữa ăn nào miễn phí", "Đừng hoang tưởng về biển lớn", "Một tư duy khác về kinh tế và xã hội Việt Nam", "Đi tìm niềm tin thời internet", "Niêm yết sàn Mỹ". Giải Sách Giáo dục trao cho cuốn "Nước Đức thế kỷ XIX - Cuộc cách mạng giáo dục khoa học & công nghệ" (sách viết) của tác giả Nguyễn Xuân Xanh và "Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác" (sách dịch) của Alfred North Whitehead, dịch giả Hoàng Phú Phương, Tiết Hùng Thái, Hà Dương Tường.
Đây là lần thứ 7 giải thưởng Sách hay được Viện Giáo dục IRED, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh và Sáng kiến OpenEdu đồng tổ chức, gồm 6 hội đồng xét giải khác nhau trao cho 7 hạng mục: Nghiên cứu, Giáo dục, Kinh tế, Quản trị, Văn học, Thiếu nhi và Phát hiện mới. Các đầu sách được lựa chọn trao giải lần này đều là những tác phẩm hấp dẫn, ẩn chứa chiều sâu tư tưởng, cả về học thuật, kinh tế, kinh doanh lẫn nghệ thuật, điều hành xã hội. 15 đầu sách và bộ sách đoạt giải lần này được ban tổ chức và ban xét giải khuyến khích đọc.