Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là sự kiện lịch sử trọng đại và kỳ tích, biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, ý chí và trí tuệ Việt Nam, mang giá trị lịch sử và thời đại sâu sắc. Bộ ảnh sau đây thể hiện sự quyết tâm giành độc lập dân tộc của người dân Hà Nội cùng các địa phương lân cận.
Theo thỏa thuận, tháng 10/1972 Mỹ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam. Tuy nhiên, Tổng thống Nickson lại lên kế hoạch dùng sức mạnh máy bay B52, con át chủ bài của không lực Hoa Kỳ “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”, hòng buộc phía Việt Nam phải chấp nhận những điều kiện áp đặt của họ.
Đêm ngày 17, rạng ngày 18/12/1972, các pháo đài bay B52 mang hàng ngàn tấn bom, với sự hỗ trợ của 5 tàu sân bay bắn phá Hà Nội, Hải phòng và các tỉnh lân cận.
Trong 12 ngày đêm từ 18/12 đến 29/12/2072, Mỹ đã đưa 200 máy bay rải thảm bom B52, gây nên những thiệt hại nặng nề cho Nhân dân Hà Nội tại các khu vực: Bệnh viện Bạch Mai, phố Khâm Thiên, làng hoa Ngọc Hà…
Một số ngườ dân ở ngõ chợ Khâm Thiên bới tìm người thân sau trận bom B52 ngày 27/12/1972. |
|
Máy bay Mỹ cũng rải thảm bom B52 xuống các khu vực nhà máy xi măng, trạm xăng dầu, cảng, khu phố Lê Chân, Hồng Bàng, An Dương, Thượng Lý …
Không khuất phục trước bom đạn của kẻ thù, với sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chính phủ, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng trong trận chiến "Điện Biên Phủ trên không". Điều đó, thể hiện nghệ thuật tác chiến tổng hợp của lực lượng Phòng không – Không quân, các quân binh chủng và sự quả cảm, quyết tâm giành độc lập của Nhân dân Thủ đô, cùng các tỉnh thành lân cận.
Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B52, 5 máy bay F111 và 42 máy bay chiến thuật khác của Mỹ.
Cuối cùng, ngày 27/1/1973 Mỹ cũng phải chấp nhận.
Máy bay Mỹ ném bom trên thành phố Hải Phòng năm 1972. |
|
Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội bị máy bay Mỹ ném bom B52 tàn phá vào 22/12/1972. |
|
Những ngày tháng đau thương đã qua đi, quá khứ đã khép lại để nhường chỗ cho sự hợp tác cùng phát triển của 2 đất nước, 2 dân tộc. Nhưng đó mãi là bài học lịch sử để ghi nhớ công ơn của những thế hệ đi trước vì nền độc lập của nước nhà và bảo vệ vẹn toàn đất nước cho hôm nay, mãi về sau này.
Khẳng định Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không", góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đi đến thắng lợi hoàn toàn. 12 ngày đêm người dân Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh thành phố lân cận, cùng với các lực lượng vũ trang hy sinh hết thảy bảo vệ vùng trời, vùng biển của đất nước. Đã có những người mãi đi xa, nhưng cũng có nhiều người trở về sau chiến thắng. Họ nhận được tình yêu thương của cả người thân, nhưng cũng có cả những người khác chính tuyến, bởi sự nhân ái, lòng cao thượng của người Việt Nam dành cho họ.
Sau đây là những hình ảnh như vậy:
Không khuất phục bởi mưa bom, bão đạn
Hà Nội, Hải Phòng chìm trong biển lửa của bom Mỹ năm 1972. |
|
Ga Hàng Cỏ, Hà Nội bị máy bay Mỹ ném bom B52 đánh sập ngày 21/12/1972. |
|
Phố Khâm Thiên, Hà Nội bị máy bay Mỹ ném bom ngày 26/12/1972, làm hàng ngàn ngôi nhà bị san phẳng, làm 287 người chết, 290 người bị thương. |
|
Người dân phố Khâm Thiên, Hà Nội sơ tán sau trận thảm bom B52 sáng ngày 27/12/1972. |
|
Lãnh đạo và nhân viên Bệnh viện Bạch Mai khắc phục hậu quả sau trận bom. |
|
Người dân Hà Nội nghe trận Điện Biên Phủ trên không qua loa truyền thanh tại phố Bà Triệu năm 1972. |
|
Hà Nội có hơn 40 vạn hố tránh bom cá nhân và 90 vạn hầm trú bom tập thể. Mỗi người dân có ít nhất 3 hầm trú ẩn trong nhà, cơ quan, đường phố. |
|
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp chỉ đạo phương án đánh bom B52 tập kích vào Hà Nội tại Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không – Không quân ngày 28/12/1972. |
|
Quyết tâm đánh giặc Mỹ của người Hà Nội. |
|
Tự vệ Hà Nội sát cánh cùng bộ đội pháo cao xạ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Thủ Đô năm 1972. |
|
Hân hoan ngày trở về
Ngày trở về: Niềm vui của những giải phóng quân không chỉ được gặp lại người thân, mà niềm vui lớn nhất là nước nhà được độc lập. Đối với những người lính Mỹ họ trở về sau cuộc chiến không chỉ gặp được người thân mà họ còn nhận được cả lòng nhân ái, vị tha của người Việt Nam dành cho họ, ngay cả khi họ vừa ném bom gây ra bao đau thương trên đất nước này.
Đại diện Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa và Chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm tra danh sách tù binh tại Nha Biểu trên sông Thạch Hãn, Quảng Trị, năm 1973. |
|
Niềm vui bất ngờ của chị Nguyễn Thị Hà (bên phải) gặp lại chị Hoài người đồng hướng Thừa Thiên – Huế tại điểm trao trả tỉnh Quảng Trị, năm 1973. |
|
Niềm vui tột cùng của những chiến sỹ bị giam trong nhà tù Mỹ - Ngụy được trở về trong vòng tay chào đón của bộ đội giải phóng quân năm 1973. |
|
Niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình Trung tá Robert L.Stim khi đón ông trở về từ chiến tranh Việt Nam, năm 1973. |
|
Phi công Markham Ligon Garley gặp lại mẹ tại lễ phóng thích tại Hà Nội 1972. |
|
Phi công Mỹ tham gia nấu ăn trước ngày trao trả. |
|
Phi công Mỹ nhận lại đầy đủ tư trang và quà lưu niệm trước khi được trao trả, năm 1973.. |
|
Y tá Trần Thị Sâm, người tham gia bắt và băng bó vết thương cho Đại úy Hải quân Aubrey Allen Nichols lái máy bay bị bắn rơi tại Hà Tĩnh năm 1972. |