Tiếp tục xứng đáng là Quân đội nhân dân anh hùng của dân tộc anh hùng

Theo Hà Nội Mới| 22/12/2020 12:21

Trải qua 76 năm xây dựng, phát triển, chiến đấu và chiến thắng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng phát triển và trưởng thành, tiếp tục xứng đáng là Quân đội nhân dân anh hùng của dân tộc anh hùng.

Tiếp tục xứng đáng là Quân đội nhân dân anh hùng của dân tộc anh hùng

Đóng góp xứng đáng vào những thành tựu chung của đất nước

Ngày 22-12-1944, tại khu rừng giữa Tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Ngày 22-12-1944 đã được xác định là ngày chính thức thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Qua 76 năm, Quân đội nhân dân Việt Nam, qua các giai đoạn với các tên gọi khác nhau: Việt Nam giải phóng quân, Vệ quốc quân và cuối cùng là Quân đội nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã cùng toàn thể dân tộc Việt Nam lập nên những kỳ tích vĩ đại của thế kỷ XX và hai thập niên đầu của thế kỷ XXI. Đó là cùng toàn dân tộc tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 “long trời lở đất”, thành lập nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Đó là cùng toàn thể dân tộc giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954): Tham gia xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân trong những năm đầu cách mạng và tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1946); tham gia toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp xâm lược (1946-1947); đánh bại âm mưu “bình định” và “phản công” của địch (1948-1952) và cùng toàn dân giành thắng lợi trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ đó, tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch; trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về “Đình chỉ chiến sự ở Việt Nam” vào năm 1954, lập lại hòa bình ở Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám 1945. Miền Bắc được giải phóng, tạo cơ sở và điều kiện vững chắc để quân và dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa; giữ gìn, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam (1954-1960); đẩy mạnh xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, cùng toàn dân đánh bại hàng loạt chiến lược của đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam cũng như chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1963 - 1968), cuộc tập kích bằng không quân, hải quân lần thứ hai vào miền Bắc của đế quốc Mỹ (1969-1972); tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ngày 30-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn nhất, giành thắng lợi to lớn nhất, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiều đóng góp to lớn: Khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên giai đoạn mới; cùng toàn dân đánh thắng hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia...

Đặc biệt, Quân đội nhân dân Việt Nam có những đóng góp xứng đáng vào những thành tựu chung của đất nước trong gần 35 năm đổi mới, nhất là từ năm 2005 đến nay. Trong cuộc chống đại dịch Covid-19 và tham gia phòng chống thiên tai, bão lũ giúp dân, Quân đội cũng là lực lượng xung kích đi đầu và luôn thể hiện trách nhiệm cao.

Góp phần xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội

Trải qua 76 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, quân đội ta đã xây đắp nên những truyền thống cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ. Đó là trung thành tuyệt đối và vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng; gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí; đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng thống nhất ý chí và hành động; kỷ luật tự giác, nghiêm minh; độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công; lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan; luôn luôn nêu cao tinh thần ham học, cầu tiến bộ, nhạy cảm, tinh tế trong cuộc sống; đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình.

Trong giai đoạn cách mạng mới, Quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch. Bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng và phát huy mạnh mẽ thế trận lòng dân trong nền quốc phòng toàn dân. Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Tiếp tục triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự, chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, chiến lược an ninh mạng quốc gia và các chiến lược khác. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với quân đội để tiếp tục xứng đáng là đội quân bách chiến, bách thắng.

Kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 31 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc và những chiến công oanh liệt, vang dội, hào hùng của quân và dân ta; khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách, trong đó có đại dịch Covid-19; ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, là lực lượng chính trị tin cậy, đội quân chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng những khát vọng của nhân dân ta trong thời kỳ cách mạng mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Tiếp tục xứng đáng là Quân đội nhân dân anh hùng của dân tộc anh hùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO