Sự kiện & Bình luận

Thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại Việt – Trung

Đình Thế 13/11/2023 20:35

Nằm trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) lần thứ X, chiều 13/11, đã diễn ra phiên thảo luận chuyên đề 1 với chủ đề: Đầu tư, thương mại giữa các địa phương của Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài

Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tú cho biết: Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành, thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đã đón nhận sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; tạo việc làm…

img_1308.jpg
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội Lê Anh Quân điều hành phiên thảo luận.

Thủ đô Hà Nội luôn khẳng định vị trí hàng đầu trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài nhờ môi trường đầu tư, kinh doanh không ngừng được cải thiện, thủ tục pháp lý ngày càng thông thoáng và những lợi thế riêng có của Thủ đô. Hà Nội cũng là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới, trong đó các nhà đầu tư từ Trung Quốc.

Lũy kế từ 1986 đến nay, thu hút vốn FDI của Trung Quốc vào thành phố Hà Nội đạt trên 11,3 tỷ USD, trong đó có: 693 dự án cấp mới còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký mới đạt 415,5 triệu USD; 107 lượt dự án tăng vốn với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 135,7 triệu USD; 822 lượt góp vốn, mua cổ phần với giá trị góp vốn 10,7 tỷ USD. Trung Quốc đứng thứ 2 về các quốc gia lớn đầu tư tại thành phố Hà Nội. Trong 10 tháng năm 2023, thành phố Hà Nội thu hút 29,6 triệu USD vốn FDI từ Trung Quốc.

Cùng với cả nước bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu, rộng với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, thành phố Hà Nội đã xác định cộng đồng doanh nghiệp nói chung, cộng động doanh nghiệp FDI nói riêng là động lực quan trọng cho sự phát triển và hội nhập của Thủ đô.

nguyen-ngoc-tu-pho-gd-so-ke-hoach-va-dau-tu-ha-noi.jpg
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tú phát biểu tại phiên thảo luận.

Thu hút đầu tư nước ngoài theo chiều sâu gắn với mục tiêu phát triển bền vững; ưu tiên những dự án chất lượng, sản phẩm có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao tập trung vào các lĩnh vực: phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, xây dựng thành phố thông minh; công nghiệp hỗ trợ sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; các dự án lĩnh vực công nghệ thông tin; nghiên cứu phát triển; du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng; đào tạo nhân lực; nông nghiệp công nghệ cao, thực phẩm sạch an toàn…

Thực tế trên có thể thấy, hành lang kinh tế Côn Minh (Vân Nam) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là tuyến hành lang kết nối vùng Trung du miền núi phía Bắc đất nước với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) và là tuyến kết nối ra biển gần nhất của vùng. Hành lang kinh tế này có tác động trực tiếp đến sự phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước, tăng cường hợp tác quốc tế với tỉnh Vân Nam và các tỉnh Tây Nam Trung Quốc, rộng hơn là một trong những cửa ngõ của khu vực ASEAN với Trung Quốc.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2023, tầm hình đến năm 20250 (theo nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội), định hướng phát triển hành lang kinh tế nêu trên gồm

Phát triển mạng giao thông đồng bộ bao gồm đường bộ, đường sắt, đảm bảo kết nối giữa đầu mối cửa khẩu Lào Cai và các địa phương trên toàn tuyến với cụm cảng biển số I, trong đó có cảng cửa ngõ Lạch Huyện tại Hải Phòng; ưu tiên xây dựng mới các tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng;

Đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương trên tuyến hành lang, khai thác và mở rộng lợi thế, tiềm năng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc (trọng tâm là Vân Nam và các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc); phát triển hợp lý hệ thống đô thị dọc tuyến hành lang làm cơ sở để phân bố dân cư, khai thác tiềm năng phát triển công nghiệp, nông, lâm nghiệp, hình thành các tuyến du lịch kết hợp du lịch nghỉ dưỡng trên núi và du lịch biển. Phát triển hạ tầng số, hình thành trung tâm tạo lập dữ liệu và duy trì kết nối cho toàn vùng.

Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và hạ tầng kết nối đồng bộ, hiện đại, bao gồm các trục từ Hà Nội kết nối với các đô thị lớn của vùng, các đường vành đai 4, vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội và các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt vành đai phía Đông thành phố Hà Nội, thúc đẩy liên kết và lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội cho cả khu vực phía Bắc. Hình thành các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ dọc theo các đường vành đai 4, vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội.

Mở rộng liên kết hợp tác đầu tư

Tham luận tại chương trình, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho rằng, hoạt động liên kết thương mại phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phục vụ lợi ích thiết thực của các nhà sản xuất và doanh nghiệp phân phối trên cơ sở tổng hợp, đánh giá thường xuyên về năng lực sản xuất, nhu cầu tiêu thụ của thị trường và sự liên kết, phối hợp giữa các địa phương nhằm trao đổi, cung cấp thông tin, tổ chức liên kết đúng đối tượng, đạt hiệu quả.

tran-thi-phuong-lan-quyen-giam-doc-so-cong-thuong-ha-noi(1).jpg
Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan tham luận.

Trong đó, các cấp chính quyền cần song hành với doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, rà soát ban hành và hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ khâu sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh hàng Việt, các sản phẩm đặc sản của các địa phương…

Tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại để đảm bảo có các kênh tiêu thụ bền vững, lâu dài, đưa hàng hóa đến nhiều vùng trên địa bàn cả nước. Phát huy vai trò chủ động, tích cực tham gia hợp tác sản xuất kinh doanh, quan tâm đến mẫu mã, bao gói sản phẩm, xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu hàng Việt bằng uy tín và chất lượng sản phẩm…

Các tỉnh, thành quan tâm, khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư công nghệ sau thu hoạch để sản phẩm có thể được bảo quản, sơ chế, hoặc chế biến thành các dòng sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, từ đó tiêu thụ được tại nhiều thời điểm trong năm.

Ngoài ra, phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí hỗ trợ tuyên truyền hoạt động liên kết thương mại, sản phẩm hàng hóa dịch vụ của các bên, thông qua các bài viết, phóng sự theo chuyên đề để quảng bá sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đến đông đảo doanh nghiệp, người tiêu dùng biết, ưu tiên lựa chọn, tiêu thụ, xuất khẩu.

Theo bà Cố Mẫn, thương mại song phương giữa Vân Nam và Việt Nam còn nhiều tiềm năng và dư địa cần khai thác. Hy vọng rằng cả hai bên sẽ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hơn nữa thương mại song phương.

z4876007484086-c252b172dbfff7ec0995dbe87d151c5020231113165856.jpg
Bà Cố Mẫn - Uỷ viên tổ Đảng, Sở Thương mại tỉnh Vân Nam phát biểu.

Đối với Vân Nam, cần mở rộng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, đặc biệt là nông sản nhiệt đới và hoa quả, cũng mong các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tìm hiểu thị trường Vân Nam, mở rộng nhập khẩu từ Vân Nam. Cùng nhau giải quyết tình hình các điểm thương mại biên giới và hỗ trợ phát triển ngành chế biến cà phê và hàng hóa nhập khẩu thương mại biên giới khác, bà Cố Mẫn khẳng định.

Bên cạnh đó, thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới. Tăng cường trao đổi chính sách và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới, tận dụng tốt Khu công nghiệp hậu cần thương mại điện tử xuyên biên giới Trung Quốc-ASEAN (Hà Khẩu), hiện thực hóa hợp tác giữa các nền tảng thương mại điện tử, kho hàng ở nước ngoài và các doanh nghiệp khác và cùng tăng cường đào tạo nhân tài thương mại điện tử xuyên biên giới.

Tăng cường hợp tác xây dựng năng lực thông quan tại các luồng cảng, tận dụng cơ chế giao lưu, đàm phán song phương giữa cảng Trung Quốc và Việt Nam để trao đổi quan điểm về các vấn đề cùng quan tâm như phát triển cảng song phương, hợp tác và phát triển kinh tế, thương mại cảng. Tạo thuận lợi cho thương mại song phương, doanh nghiệp tạo điều kiện thông quan thuận lợi hơn./.

Bài liên quan
  • Hà Nội nêu 5 đề xuất thúc đẩy hợp tác hiệu quả hành lang kinh tế Việt - Trung
    Tại phiên thảo luận toàn thể Hội nghị hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) lần thứ X, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã đưa ra 5 đề xuất để Hà Nội nói riêng, các thành viên trong hành lang kinh tế nói chung tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp và hợp tác hiệu quả trong thời gian tới.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại Việt – Trung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO