Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính phủ luôn tạo điều kiện để Công đoàn hoạt động tốt hơn

TTXVN| 17/10/2021 10:27

Chiều 16-10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị về quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động (TLĐLĐ) Việt Nam năm 2021, phương hướng nhiệm vụ năm 2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính phủ luôn tạo điều kiện để Công đoàn hoạt động tốt hơn
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang; đại diện các ban, bộ, ngành liên quan; các Phó Chủ tịch và Ủy viên Đoàn Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam.

Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, 9 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn tập trung vào việc chỉ đạo thực hiện nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, Công đoàn đã đồng hành với Chính phủ và doanh nghiệp trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; chăm lo, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh; phối hợp trong công tác chăm lo đoàn viên, người lao động trong dịp Tết Nguyên đán; Công đoàn và Chính phủ cũng phối hợp tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến công nhân, lao động và tổ chức công đoàn; phối hợp tổ chức các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động và phong trào thi đua do Tổng Liên đoàn khởi xướng...

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng tập trung thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với TLĐLĐ Việt Nam vào năm 2020 như: Về điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 và việc tăng lương tối thiểu vùng bắt đầu từ 1-7 hằng năm; về việc triển khai thực hiện Đề án đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại khu công nghiệp, khu chế xuất; về đề nghị khi phê duyệt kế hoạch, đề án, chương trình kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; về bổ sung nghề nặng nhọc đối với giáo viên bậc học mầm non và giáo viên dạy bộ môn giáo dục thể chất và các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà các cơ quan chức năng đề xuất; về hỗ trợ đoàn viên Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam.

Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố một số vấn đề như: Tiếp tục thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội của người lao động; có chính sách nhà ở cho công nhân, lao động; về thực hiện quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính phủ luôn tạo điều kiện để Công đoàn hoạt động tốt hơn
Quang cảnh hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ đã xác định rõ phương châm hành động năm 2021 là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển", đây là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và các kế hoạch 5 năm trên các lĩnh vực theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội.

Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, thiết thực, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Trong đó, Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành và địa phương đã ban hành nhiều chính sách về cung ứng hàng hóa, chính sách xã hội, việc làm, gói an sinh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đến nay, gần 380 nghìn đơn vị sử dụng lao động, gần 18,68 triệu lao động và các đối tượng khác nhận hỗ trợ với tổng kinh phí trên 15.800 tỷ đồng; hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg cho người lao động và đơn vị sử dụng lao động với kinh phí gần 7.500 tỷ đồng.

Các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ đã tích cực phối hợp với TLĐLĐ Việt Nam trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, đặc biệt là các chính sách liên quan đến người lao động; cải thiện điều kiện làm việc và phòng ngừa tai nạn lao động; kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người lao động, kiến nghị kịp thời để có biện pháp xử lý, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Từ năm 2016 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao 45 nhiệm vụ cho các bộ, ngành, cơ quan phối hợp công tác với TLĐLĐ Việt Nam thực hiện thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đến nay, các bộ, ngành, cơ quan và TLĐLĐ Việt Nam đã phối hợp hoàn thành 41/45 nhiệm vụ; đang tiếp tục phối hợp thực hiện 4 nhiệm vụ còn lại.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận đánh giá kết quả thực hiện quy chế phối hợp giữa Chính phủ và TLĐLĐ Việt Nam; nhất là những mặt đã làm được, chưa làm được; những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện tốt hơn nữa công tác phối hợp giữa Chính phủ với TLĐLĐ Việt Nam trong thời gian tới.

Trong đó, nhiều đại biểu đã đề cập đến vấn đề nhà ở cho công nhân; đặc biệt là việc lãnh đạo, vận động, hỗ trợ, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động tích cực tham gia thực hiện hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích của mỗi lao động, người dân và vì quốc gia, dân tộc.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, từ đầu năm đến nay, đất nước ta có nhiều sự kiện trọng đại: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; kiện toàn hệ thống chính trị... và ngay sau đó là triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Tuy nhiên, dịch Covid-19 lây lan mạnh, nhất là đợt dịch thứ 4, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống xã hội.

Trong bối cảnh đó, sự phối hợp giữa Chính phủ và TLĐLĐ Việt Nam đã phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mỗi bên; bảo vệ quyền lợi người lao động; đặc biệt là góp phần vào thành quả chung của cả nước trong phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương và ghi nhận sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ, đồng hành có hiệu quả của TLĐLĐ Việt Nam, đoàn viên công đoàn và người lao động cả nước với Chính phủ trong suốt thời gian qua; đồng thời, bày tỏ sự thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông sâu sắc đối với những khó khăn, mất mát mà Công đoàn và đoàn viên, người lao động đã và đang gánh chịu trong thời gian qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính phủ luôn tạo điều kiện để Công đoàn hoạt động tốt hơn
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang báo cáo kết quả phối hợp năm 2021. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Chính phủ cho rằng thời gian qua, nhiều hoạt động thiết thực được Chính phủ và Công đoàn phối hợp, tổ chức có hiệu quả như: Vận động nhân dân, người lao động phòng, chống dịch Covid-19; bảo vệ sức khỏe cho công nhân, người lao động; phối hợp xây dựng, ban hành, triển khai các gói hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Thủ tướng đánh giá cao và cảm ơn các cấp công đoàn và công đoàn viên, người lao động đã hưởng ứng tích cực công tác phòng, chống dịch; ủng hộ vào các quỹ phòng, chống dịch; xây dựng các mô hình phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân trong vùng dịch. Nhiều cán bộ công đoàn ngày đêm hết mình vì người lao động, nhiều người trở thành lực lượng trên tuyến đầu phòng, chống dịch...

Cùng trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quan tâm, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Công đoàn; tạo điều kiện để Công đoàn hoạt động tốt hơn; đời sống của người lao động ngày được bảo đảm, nâng cao.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng mỗi bên cần nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và thực hiện hiệu quả hơn nữa chương trình phối hợp giữa hai bên, gắn với xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Theo Thủ tướng, hiện nay, mặc dù dịch Covid-19 đã được kiểm soát, song chúng ta không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác và cũng không nên hoảng sợ, mất bình tĩnh để ứng phó hiệu quả nhất với dịch bệnh. Nhiệm vụ trước mắt là phải vừa phòng, chống dịch hiệu quả, song phải khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, phải khắc phục chuỗi đứt gãy thị trường lao động; đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng lợi ích chính đáng về vật chất, tinh thần, nâng cao tay nghề cho lao động; phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm ổn định cho người lao động.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp công đoàn tiếp tục phát động, triển khai các phong trào thi đua vượt khó, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Năng suất cao, chất lượng tốt”, “Mỗi người làm việc bằng hai” cùng cả nước phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, dứt khoát không để lỡ nhịp, không để nước ta tụt hậu.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các cấp công đoàn tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo tinh thần Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị, nhất là ở cấp cơ sở. Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính phủ luôn tạo điều kiện để Công đoàn hoạt động tốt hơn
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các ban, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực phối hợp với TLĐLĐ Việt Nam và các cấp công đoàn giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của người lao động, nhất là về việc làm, thu nhập, vấn đề nhà ở, trường học, trạm y tế, nơi vui chơi giải trí… Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh, giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh.

Về các đề xuất, kiến nghị của TLĐLĐ Việt Nam, Thủ tướng giao các bộ, ngành, cơ quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định hiện hành khẩn trương xử lý và có văn bản trả lời và báo cáo Thủ tướng nếu có những vấn đề vượt thẩm quyền.

Đối với đề nghị tăng cường tiêm vắc xin cho người lao động, Thủ tướng cho biết, Nhà nước đã và đang nỗ lực hết mình để có nhiều nhất, sớm nhất vắc xin để tiêm miễn phí cho người dân; phấn đấu để cuối năm phủ vắc xin cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong đó có công nhân, người lao động.

Về vấn đề nhà ở cho công nhân, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành nghiên cứu phát triển quỹ đất, quỹ nhà ở cho công nhân; thúc đẩy hợp tác công tư để thúc đẩy nhanh chủ trương này.

Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách tài chính đảm bảo cân đối vĩ mô... và các cân đối lớn, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp, người lao động được tiếp cận, hỗ trợ để ổn định cuộc sống, sản xuất; yêu cầu thực hiện nghiêm hướng dẫn và chỉ đạo của các bộ, ngành, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn trong di chuyển, lưu thông để khôi phục sản xuất; từng bước mở cửa trường học tại những nơi đảm bảo an toàn, trong đó lưu ý việc học tập của con em công nhân, nhất là khi phải di chuyển nơi ở, làm việc...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về Công đoàn và người lao động thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý tốt nhất bảo vệ người lao động, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức công đoàn và giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhằm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12-6-2021 của Bộ Chính trị “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.

(0) Bình luận
  • Sắp diễn ra Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
    Vào ngày 22/4/2025 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính phối hợp cùng Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân (VPCA), Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
  • Petrovietnam phát động cuộc thi sáng tác kỷ niệm 50 năm thành lập
    Petrovietnam vừa chính thức phát động Cuộc thi sáng tác Truyện ngắn, Ký sự, Thơ 'Dấu ấn Petrovietnam' và Cuộc thi Clip 'Petrovietnam & Tôi' nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tập đoàn (1975 – 2025). Cuộc thi không chỉ là dịp tôn vinh hành trình vẻ vang của Tập đoàn, mà còn là cơ hội để lan tỏa những câu chuyện đẹp, chân thực và đầy cảm hứng về con người, công trình và văn hóa Petrovietnam.
  • Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt với những câu chuyện gắn liền với văn hóa Việt Nam
    Ra đời từ những tâm hồn đồng điệu, mang trong mình tình yêu lớn với nghệ thuật, nhận được niềm tin yêu của khán giả, Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt sẽ tiếp tục kể những câu chuyện văn hóa Việt Nam bằng những thanh âm, điệu múa giàu bản sắc dân tộc.
  • VTV – CMG công bố hợp tác kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt – Trung
    Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026 diễn ra vào chiều 14/4 tại Hà Nội.
  • Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển
    Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Malaysia được nâng tầm lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với việc gia hạn Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) tại Lô PM3 CAA.
  • Hơn 2.000 chỉ tiêu trong Ngày hội việc làm tại Học viện Phụ nữ Việt Nam
    Ngày 9/4/2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm và Phiên giao dịch việc làm, thu hút sự tham gia của hàng nghìn sinh viên và người lao động.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế
    Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
  • Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
    Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính phủ luôn tạo điều kiện để Công đoàn hoạt động tốt hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO