Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Quốc hội Liên bang Myanmar

ĐĂNG CHUNG| 15/05/2017 20:27

NHN Online - Chiều 15/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Thượng viện kiêm Chủ tịch Quốc hội Liên bang Myanmar Mahn Win Khaing Than đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Chào mừng Chủ tịch Quốc hội Myanmar thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc nhấn mạnh Việt Nam luôn trân trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống hai nước; trân trọng những mối liên hệ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ Ong San; coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Myanmar trên tất cả các lĩnh vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Quốc hội Liên bang Myanmar

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Thượng viện kiêm Chủ tịch Quốc hội Liên bang Myanmar Mahn Win Khaing. Ảnh: VGP

Thủ tướng đề nghị hai bên thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao, thực hiện các cơ chế hợp tác, sớm họp Uỷ ban Hỗn hợp và tham khảo chính trị, tiếp tục thúc đẩy đàm phán và ký các thoả thuận hợp tác về nông-lâm-ngư nghiệp, văn hoá, giao thông, tài chính, tư pháp, giáo dục. Tăng cường hợp tác về quốc phòng, viễn thông, ngân hàng, dầu khí, nông nghiệp.

Bày tỏ ấn tượng về nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của
Myanmar, Thủ tướng cho biết nhiều doanh nghiệp Việt Nam mong muốn tăng cường đầu tư vào Myanmar. Thủ tướng mong Myanmar sớm thành lập Hội Hữu nghị Myanmar - Việt Nam để phối hợp hoạt động với Hội Hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong tăng cường quan hệ giữa hai nước.

Thủ tướng cũng đề nghị hai bên tăng cường quan hệ hợp tác, phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ ASEAN, trên các diễn đàn và quốc tế; hợp tác sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước sông Me Kong; mong Myanmar sớm trở thành thành viên Uỷ hội sông Me Kong (MRC).


Thủ tướng đề nghị hai bên tăng cường phối hợp để ASEAN phát huy vai trò trung tâm, đóng góp tích cực vào việc bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; thúc đẩy giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thúc đẩy các bên tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao, không tiến hành các hoạt động làm căng thẳng tình hình.


Cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Việt Nam đối với Đoàn Quốc hội Myanmar, Chủ tịch Mahn Win Khaing Than chúc mừng những thành tựu kinh tế-xã hội to lớn mà Việt Nam đạt được thời gian qua, đây là những kinh nghiệm quý báu để Myanmar học hỏi.


Vui mừng thông báo với Thủ tướng về một số doanh nghiệp Việt
Nam đã được nhận giấy phép đầu tư tại Myanmar, ông Mahn Win Khaing Than bày tỏ mong muốn hai nước tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt. Ông nhấn mạnh, là người bạn thân thiết của Việt Nam, Myanmar mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư vào nước này. Myanmar sẽ sớm thành lập Hội Hữu nghị Myanmar - Việt Nam.

Về vấn đề Biển Đông,
Myanmar hy vọng các bên liên quan giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Myanmar tôn trọng ý kiến đồng thuận của các bên liên quan về vấn đề Biển Đông; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN để thực hiện đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)./.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở
    Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22-11-2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023-2025.
  • VinFast VF 3 – Sành điệu, chất chơi trên mọi nẻo đường
    Được định vị là chiếc xe đi phố, VinFast VF 3 gây bất ngờ lớn với ngay cả chủ xe khi dễ dàng chính phục nhiều cung đường khó nhằn trong hành trình hàng nghìn km.
Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Quốc hội Liên bang Myanmar
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO