Thủ tướng: Chúng ta cần sống, sinh hoạt, thích nghi với điều kiện và môi trường mới

KTĐT| 24/09/2020 14:42

Chiều 23/9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về chủ động ứng phó với nguy cơ hạn, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021. Cùng dự cuộc làm việc có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo một số bộ, ngành và 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL.

Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khảo sát mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, cụ thể là mô hình sản xuất sầu riêng “trái mùa nghịch vụ” ứng phó hạn mặn tại xã Hiệp Đức, thị xã Cai Lậy.
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, chúng ta cần nhận thức hạn hán, xâm nhập mặn là vấn đề không thể tránh, chỉ có thể hạn chế. Bên cạnh nguy cơ cũng xuất hiện những thời cơ nếu biết ứng phó, thích nghi. “Phải có quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL để có tầm nhìn dài hạn hơn chứ không phải nóng đâu phủi đó, đối phó từng năm”, Thủ tướng phát biểu.
Nhấn mạnh quan điểm “thuận thiên” trong Nghị quyết 120, Thủ tướng cho rằng chúng ta cần sống, sinh hoạt, thích nghi với điều kiện và môi trường mới. Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển vùng ĐBSCL, Thủ tướng đề nghị Bộ KH&ĐT khẩn trương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV/2020. Trong đó, lưu ý các vấn đề mới của thời đại nhưng đồng thời nghiêm túc kế thừa nhiều nghiên cứu rất sâu sắc về ĐBSCL trước đây, từ thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Thủ tướng quán triệt tinh thần không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt; bảo đảm sản xuất trong tình hình mới, giữ được cả sản lượng nông nghiệp, cả lương thực xuất khẩu, cả trái cây và thủy sản tại ĐBSCL, khu vực sản lượng nông nghiệp chiếm trên 50%, lương thực xuất khẩu trên 90%, cây ăn trái và thủy sản 70% cả nước.
“Trước tình hình xâm nhập mặn như thế, chúng ta cần làm tất cả, bằng mọi biện pháp để giữ đời sống nhân dân, duy trì, tiến tới nâng cao vai trò, vị thế của ĐBSCL”, Thủ tướng nói.
Về các biện pháp trước mắt, Thủ tướng nêu rõ, tiếp tục làm tốt công tác truyền thông đến từng hộ gia đình về nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô để người dân chủ động các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phát huy tinh thần “bốn tại chỗ”, bắt đầu “từ người dân, từ cơ sở là chính”. Mỗi hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chủ vườn cần chủ động trữ nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, “tự lo cho mình trước”. Nhà nước tập trung chăm lo, hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn.
Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn nước, dự báo đủ tin cậy, thông tin kịp thời về nguồn nước để triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp. Dự báo mỗi ngày 2 lần để người dân biết được tình trạng quan trắc thế nào. “Tôi có đến Bến Tre hỏi một hộ gia đình tại sao để cây chết thì bác đó bảo không biết nước nhiễm mặn nên cứ múc tưới cây”, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò dự báo.
Bộ NN&PTNT theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước, giám sát, tổ chức dự báo chuyên ngành về xâm nhập mặn để phục vụ cho công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp.
Yêu cầu tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, nhất là về thời vụ và chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về thời vụ sản xuất (đẩy sớm thời vụ), chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn.
Vụ Đông Xuân năm ngoái chúng ta đã giảm 100.000ha diện tích trồng lúa để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, cho thu nhập cao. “Năm nay chúng ta giảm bao nhiêu, ở vùng nào, các đồng chí Sở Nông nghiệp phải tham mưu, Bộ NN&PTNT phải thông báo cho từng địa phương”, Thủ tướng nói. Trên tinh thần ấy, phải tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con nông dân chỉ gieo xạ lúa ở những nơi bảo đảm nguồn nước tưới để tránh thiệt hại (trong vụ Đông Xuân 2019 - 2020 còn nhiều diện tích bị thiệt hại do bà con không thực hiện theo khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn).
Rà soát, xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn từ nay đến hết mùa khô. Không để người dân nào thiếu nước sinh hoạt, không để người dân phải dùng nước không bảo đảm vệ sinh. Hướng dẫn các địa phương trữ nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất, với quy mô từng hộ gia đình, thôn, ấp, xã, phường, tỉnh… “Đừng để tình trạng người dân thức cả đêm để lấy một xô nước, can nước”, Thủ tướng lưu ý và nhấn mạnh các lực lượng, gồm Công an, Quân đội nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, sẵn sàng hỗ trợ người dân khi cần thiết, giải quyết các vấn đề cấp bách về nước uống cũng như các vấn đề khác.
Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương Bộ NN&PTNT cùng với các địa phương hoàn thành một số công trình lớn với diện tích kiểm soát mặn trực tiếp đến gần 700.000ha và 3,6 triệu dân được hưởng lợi. Thủ tướng tiếp tục yêu cầu Bộ NN&PTNT và các địa phương đẩy nhanh tiến độ các công trình kiểm soát mặn, trữ nước, cấp nước sinh hoạt.
Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sinh hoạt; hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp xử lý nguồn nước nhằm bảo đảm cho người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh để phòng, tránh phát sinh dịch bệnh do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài.
Cùng với đó, Bộ NN&PTNT, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, các địa phương trong vùng không được phép chủ quan, cần theo dõi chặt chẽ, kịp thời chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó khi có lũ theo cấp báo động. Khi có lũ về, phải đảm bảo an toàn tính mạng và hạn chế thiệt hại tài sản cho người dân.
Thủ tướng cũng yêu cầu cần nghiên cứu, đánh giá cụ thể, khoa học, làm cơ sở đề ra và triển khai đồng bộ các biện pháp cả trước mắt và lâu dài.
Bộ TN&MT, Ủy ban sông Mekong Việt Nam cần đẩy nhanh nghiên cứu đánh giá tác động của thủy điện, cũng như việc tăng cường sử dụng nước tại các nước thượng nguồn Mekong đến ĐBSCL để có các giải pháp ứng phó phù hợp.
Bộ Xây dựng chủ trì cùng với Bộ NN&PTNT và các địa phương tập trung rà soát phương án cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng ĐBSCL, nhất là tại khu vực ven biển và vùng bán đảo Cà Mau để đưa vào quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đầu tư, huy động các nguồn lực để từng bước triển khai thực hiện.
Bộ NN&PTNT tính toán cân đối khả năng bảo đảm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là tại các khu vực không chủ động được về nguồn nước.
Các địa phương tập trung rà soát lại phương án sản xuất nông nghiệp, trong đó cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT; chủ động kiểm soát mặn, trữ nước ngọt.
Các bộ và địa phương cần nghiên cứu để có các chính sách phù hợp hỗ trợ các hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn xây bể trữ nước cho sinh hoạt.
Về các kiến nghị, Thủ tướng nhất trí việc ưu tiên nguồn lực trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025 để đầu tư công trình thủy lợi nhằm chủ động sản xuất thích ứng với điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
  • Cầu nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả
    Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • Sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” được vinh danh tại Trung Quốc
    Cuốn sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi – Chibooks thực hiện và bán bản quyền cho Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, vừa chính thức được trao giải thưởng “Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025”.
  • Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hóa
    Chương trình sẽ diễn ra với nhiều tiết mục hấp dẫn. Các tác phẩm tập trung nhấn mạnh và khẳng định những thành tựu văn hóa của đất nước; ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, những giá trị to lớn, sự trường tồn và tầm ảnh hưởng của văn hóa qua 80 năm...
  • SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
    “Hành động nhỏ hôm nay sẽ làm nên điều diệu kỳ cho thế hệ trẻ mai sau” là tinh thần xuyên suốt hành trình 10 năm của chương trình “SeABankers Vì trẻ thơ” - sáng kiến thiện nguyện đầy tính nhân văn do chính cán bộ nhân viên (CBNV) SeABank khởi xướng và thực hiện từ năm 2015 đến nay.
  • Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
    Trong bối cảnh thị trường lao động không ngừng biến động bởi chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Đây là một trong những giải pháp chiến lược nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững Thủ đô trong giai đoạn mới.
Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: Chúng ta cần sống, sinh hoạt, thích nghi với điều kiện và môi trường mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO