Thủ tướng chủ trì họp khẩn khắc phục hậu quả bão số 12

Nhóm PV| 06/11/2017 20:55

Chiều nay 6/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến với một số tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên về công tác khắc phục hậu quả bão số 12.

Thủ tướng chủ trì họp khẩn khắc phục hậu quả bão số 12
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai kiến nghị tiếp tục thực hiện nghiêm 2 công điện mà Thủ tướng đã ban hành về ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 12; tập trung lực lượng, phương tiện để tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương; kịp thời hỗ trợ các nhu cầu yếu phẩm thiết yếu đối với các khu  vực bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ, kiên quyết không để hộ dân nào bị đói, rét và thiếu nước uống.

Về nguyên nhân thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, bão số 12 (Damrey) là cơn bão mạnh nhất trong nhiều năm qua đổ bộ vào khu vực. Nhưng một số cấp chính quyền địa phương và người dân chưa tập trung cao độ, chưa quyết liệt và thiếu kinh nghiệm trong ứng phó với bão lớn. 
Để khắc phục hậu quả sau bão số 12 cần đẩy nhanh tiến độ khắc phục các sự cố đối với hệ thống lưới điện, giao thông; khẩn trương tổ chức ổn định đời sống, sản xuất nhất là dọn vệ sinh môi trường tránh phát sinh dịch bệnh. Theo dõi chặt chẽ mưa lũ sau bão để chủ động triên khai các phương án ứng phó với mưa lũ lớn kéo dài. Việc vận hành các hồ chứa theo đúng qui trình; bố trí lực lượng canh tại các hồ chứa đảm bảo an toàn hạ du hồ chứa, nhất là trong quá trình xả lũ khẩn cấp.

Lũ lụt diễn biến phức tạp


Mưa lũ tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: Thành phố Huế: 25/25 xã, phường bị ngập sâu từ 0,2-0,4m, cục bộ có điểm ngập sâu 0,6m. Huyện Phong Điền: Tỉnh lộ 17 đi Phong Mỹ bị ngập nhiều đoạn với chiều dài hơn 1,5km, độ sâu ngập trung bình từ 0,8-1,5m; tuyến Quốc lộ 49 đoạn qua xã Phòng Bình ngập sâu từ 0,3-0,5m với chiều dài 300-500m. Thị xã Hương Thủy: 09/12 xã bị ngập, độ sâu ngập trung bình từ 0,4-0,8m, cục bộ có nơi ngập sâu từ 0,8-1,2m. Huyện Phú Vang: Nhiều tuyến đường bị ngập từ 0,2-0,4m, gây khó khăn cho giao thông đi lại. Tại huyện Phú Lộc: Quốc lộ 1A đoạn qua xã Lộc Trì bị ngập sâu từ 0,6-0,7m, kéo dài từ Cầu Hai đến UBND xã Lộc Trì, gây ách tác giao thông. Đến 18h30 ngày 05/11, tuyến đường này còn ngập sâu khoảng 0,3m, kéo dài 300m. Huyện A Lưới: 20 hộ dân tại xã Sơn Thủy bị ngập, nước tràn vào nhà. Hiện nay nước đang rút, địa phương đang rà soát, cập nhật số liệu.


Tạitỉnh Quảng Nam: Huyện Điện Bàn: 15/22 xã ngập sâu trung bình 0,3-0,7m, sâu nhất là 1,0m. Huyện Đại Lộc: 18/18 xã ngập sâu trung bình từ 0,7-1,0m, sâu nhất 1,5m. Huyện Duy Xuyên: 11/14 xã ngập sâu trung bình từ 0,7-1,2m, sâu nhất 1,5m Thành phố Hội An: 08/09 xã, phường ngập sâu trung bình từ 0,5-1,0m, sâu nhất 1,5m.


Tạitỉnh Quảng Ngãi: Hiện có 32 xã thuộc 06 huyện bị ngập sâu trung bình 1,5m (Bình Sơn: 09 xã; Sơn Tịnh: 04 xã; Nghĩa Hành: 07 xã; Tư Nghãi: 05 xã; Mộ Đức: 03 xã; Phổ Đức: 04 xã); thành phố Quảng Ngãi có 02 xã bị ngập sâu trung bình 0,3-0,4m. Trong đó, huyện Sơn Hà đã tổ chức di dời 114 hộ dân ở vùng có nguy cơ ngập đến nơi an toàn.

Tại tỉnh Bình Định: Hiện có 11 xã, phường thuộc 04 huyện, thành phố bị ngập sâu từ 0,3-0,5m (huyện Tuy Phước: 05 xã; Phù Cát: 02 xã; Hoài An: 02 xã; thành phố Quy Nhơn: 02 phường).

Tỉnh Phú Yên: Tại xã Xuân Sơn Bắc thuộc huyện Đồng Xuân bị ngập khoảng 0,3-0,5m. Hiện nước đã rút hết.

Tình hình hồ chứa

Trong khi lũ lụt đang diễn ra ở nhiều địa phương thì tình hình hồ chứa cũng đang ở mức báo động. 
Hồ chứa thủy điện: Theo tin từ Bộ Công Thương, tính đến 6h00 ngày 06/11, có 41 hồ xả qua tràn, lưu lượng về hồ thủy điện các khu vực: Đông Nam Bộ, Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ dao động nhẹ, mực nước các hồ xấp xỉ hoặc thấp hơn mực nước dâng bình thường, các hồ vận hành xả qua tràn cụ thể như sau: Khu vực Bắc Trung Bộ có 03 hồ: A Lưới: 1512 m3/s; Bình Điền: 3000 m3/s; Hương Điền 2354 m3/s. Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ có 15 hồ: An Khê: 38m3/s; Sông Tranh 2: 3967m3/s; Đak Mi 4a: 3604m3/s; Sông Bung 4: 1405m3/s, Sông Bung 2: 284m3/s; Sông Bung 4a: 2779m3/s; Sông Bung 5: 3186m3/s; Sông Bung 6: 2816m3/s; Sông Côn 2 B1: 156m3/s; Đak Mi 4C: 273m3/s;  Sông Côn 2 B2: 26m3/s; Ea Krong Rou: 20m3/s; Thượng Sông Ông: 41m3/s; La Hiêng 2: 80m3/s; Vĩnh Sơn 5: 1050m3/s.

Khu vực Tây Nguyên 21 hồ: Buôn Kuốp: 213m3/s; Đa Nhim: 102m3/s; Đại Ninh: 100m3/s; Đồng Nai 2: 130m3/s; Đồng Nai 5: 37m3/s; Đak R’tih B1: 22m3/s; Đak R’tih B2:11 m3/s; Đa Dâng 2: 184m3/s; Đăk Nông: 17m3/s; Đăk Sin 1: 20m3/s;  ĐakSrông: 50m3/s; Hchan: 88m3/s; Đrây H’linh 1: 270m3/s; Bảo Lộc: 62m3/s; Hoà Phú: 167m3/s; Đăk Psi 3: 186m3/s;  Đăk Psi 4: 147m3/s; Đăk Psi 5: 62m3/s; ĐăkSrông 3A: 2400m3/s; ĐăkSrông 3B: 2420m3/s; Đăk Lây: 11m3/s. 
Khu vực  Đông Nam Bộ có 01 hồ: Srok Phu Miêng: 84 m3/s.

Về hồ chứa thủy lợi:Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi (cập nhật đến 6h/06/11), các hồ chứa đang vận hành xả lũ như sau: Khu vực Bắc Trung Bộ có 02 hồ: Tả Trạch xả 1.120m3/s (Thừa Thiên Huế), Thác Chuối xả 10m3/s (Quảng Bình).


Khu vực Nam Trung Bộ có 18 hồ: Tỉnh Quảng Nam có 02 hồ: Việt An xả 80m3/s, Vĩnh Trinh xả 70m3/s; tỉnh Quảng Ngãi: Nước Trong xả 1.100m3/s; tỉnh Bình Định có 03 hồ: Định Bình xả 1.200m3/s, Thuận Ninh xả 80m3/s, Hòn Lập xả 30m3/s; tỉnh Khánh Hòa có 07 hồ: Đá Bàn xả 140 m3/s, Suối Dầu xả 50m3/s, Hoa Sơn xả 60m3/s, Am Chúa 20m3/s, Cam Ranh 50m3/s, Tà Rục xả 20m3/s, Láng Nhớt xả 10m3/s; tỉnh Ninh Thuận có 03 hồ: Bà Râu xả 10m3/s, Cho Mo 25 m3/s, Trà Co 10m3/s; tỉnh Bình Thuận có 02 hồ: Sông Quao xả 60m3/s, Sông Lòng Sông xả 45m3/s.Khu vực Tây Nguyên có 03 hồ: Ea Soup Thượng xả 55 m3/s, Krông Buk Hạ xả 45m3/s (Đắk Lắk); Ia M’La xả 25m3/s (Gia Lai).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng chủ trì họp khẩn khắc phục hậu quả bão số 12
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO