Thủ tướng Chính phủ: Hãy lên án những hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em

Thanh Bình/THCL| 07/08/2018 14:40

Sáng 6/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác bảo vệ trẻ em, giải pháp phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Cùng dự, có Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, đại diện các bộ, ban, ngành liên quan. Tại điểm cầu Hà Nội, Phó chủ tịch UBND Thành phố Ngô Văn Quý tham dự.

 Theo thống kê trung bình mỗi năm có khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại được phát hiện và giải quyết, trong đó, trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%. 20% trẻ em dưới 8 tuổi cho biết bị kỷ luật bằng bạo lực thể chất trong trường học… 3 năm gần đây, số lượng vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em được phát hiện và xử lý ở Việt Nam có giảm, nhưng tỷ lệ giảm không nhiều (năm 2016 giảm 4,4% so với năm 2015; năm 2017 giảm 3% so với năm 2016).

Riêng 5 tháng đầu năm 2018, toàn quốc phát hiện 682 vụ xâm hại trẻ em. Đáng chú ý, trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình là 21,3%, bởi người quen, hàng xóm là 59,9%, người lạ là 12,6%... Tính chất các vụ việc càng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp. Nạn nhân bị bạo lực, xâm hại xảy ra ở nhiều độ tuổi, đặc biệt có cả trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức…

Hội nghị đã được nghe đại biểu đóng góp nhiều ý kiến nhằm phòng, chống và chặn đứng tình trạng xâm hại trẻ em. Theo đó, giải pháp quan trọng là phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành, tổ chức xã hội và cộng đồng ở địa phương; xác lập cơ chế phối hợp phòng ngừa, xử lý vụ việc xâm hại trẻ em; tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác, phát hiện sớm, tự phòng ngừa các hoạt động xâm hại tình dục và hỗ trợ tư vấn pháp lý khi cần thiết; xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, cá nhân che giấu, không thông báo, không tố cáo vụ việc, hành vi xâm hại trẻ em…
Thủ tướng Chính phủ: Hãy lên án những hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, hành vi bạo lực, xâm hại, ngược đãi trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp. Thủ tướng kêu gọi cả xã hội hãy mạnh mẽ lên án những hành vi sai trái, kịp thời phát hiện, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; chung tay chăm sóc, bảo vệ trẻ em…

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc, nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về trẻ em; tăng cường giáo dục đạo lức, lối sống trong gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị liên quan cần quan tâm bố trí nguồn lực vật chất và con người cho hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em; tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về công tác chăm sóc, giáo dục; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để trẻ em có cơ hội phát triển toàn diện. Các gia đình cần chú trọng xây dựng văn hóa gia đình, quan tâm chăm sóc, giáo dục con em mình, đồng thời, chủ động trang bị cho trẻ em những kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực, xâm hại.

Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao trách nhiệm cho Bộ LĐTB&XH khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt đề án vận động nguồn lực xã hội để hỗ trợ chăm sóc trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Ủy ban MTTQ Việt Nam tiếp tục phát động phong trào ủng hộ áo ấm cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các cấp, các ngành phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ trẻ em và thực hiện phong trào này song song, lồng ghép với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Thủ tướng Chính phủ: Hãy lên án những hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO