Chuyển động Hà Nội

Thủ đô Hà Nội tiếp tục khẳng định điểm đến du lịch hấp dẫn, đặc sắc

Thu Trang 31/12/2024 10:56

Ngày 30/12, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Du lịch năm 2025.

Dấu ấn du lịch Thủ đô

Năm 2024, ngành Du lịch Thủ đô tiếp tục có sự phục hồi và phát triển, đạt được nhiều kết quả tích cực. Các chỉ tiêu phát triển của ngành đều có mức tăng trưởng cao, vượt các mục tiêu.

3645e343a97f0f21566e-1-.jpg
Khách du lịch quốc tế tham quan triển lãm tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, ngành Du lịch Thủ đô vẫn có sự phục hồi và phát triển. Các chỉ tiêu phát triển của ngành trong năm 2024 đều có mức tăng trưởng cao, vượt các mục tiêu, kế hoạch đề ra, khách du lịch tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội năm 2024 đạt 27,86 triệu lượt khách, tăng 12,7% so với năm 2023, trong đó gồm 6,35 triệu lượt khách quốc tế (có 4,47 triệu lượt khách quốc tế có lưu trú), tăng 34,4% so với năm 2023 và 21,51 triệu lượt khách nội địa, tăng 7,5% so với năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 110,52 nghìn tỷ đồng, tăng 18,3% so với năm 2023.

Hệ thống cơ sở lưu trú các cơ sở (đặc biệt là lưu trú cao cấp 4-5 sao), dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch tiếp tục đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Năm 2024, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn đạt 62%; tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2023.

dsc09412.jpg
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang phát biểu tại Hội nghị.

Theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, Hà Nội tiếp tục khẳng định là một trong hai trung tâm phân phối khách du lịch lớn nhất cả nước, là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Bắc cũng như cả nước. Ngành Du lịch Thủ đô đã chủ động, sáng tạo xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch đêm kết hợp khai thác các yếu tố văn hóa đặc sắc, riêng có của Thủ đô, coi đây là sản phẩm du lịch mới, chủ đạo.

Đến nay, Hà Nội đã khai trương hơn 20 sản phẩm du lịch ban đêm, hình thành 7 không gian, tuyến phố đi bộ kết hợp dịch vụ, ẩm thực ban đêm, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách mỗi năm như: Phố đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, Phố đi bộ Trần Nhân Tông,… Nhiều mô hình sản phẩm du lịch đã được các địa phương trong nước đến học tập.

dsc09323.jpg
Quang cảnh Hội nghị.

Đối với thị trường quốc tế, Thủ đô Hà Nội tiếp tục khẳng định được vị trí, hình ảnh, thương hiệu là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn, đặc sắc hàng đầu trong khu vực cũng như trên thế giới. Thành phố Hà Nội được vinh dự đón nhận nhiều giải thưởng lớn, nổi bật như giải thưởng “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á”; “Điểm đến Thành phố golf tốt nhất thế giới năm 2024” do Tổ chức World Travel Awards trao tặng; nằm trong nhóm “100 điểm đến thành phố hấp dẫn nhất thế giới năm 2024” do trang nghiên cứu Euromonitor International bình chọn... thông qua đó, khẳng định sự hấp dẫn, thương hiệu của Hà Nội đối với du khách trong và ngoài nước…

Ngành du lịch Thủ đô phấn đấu thu hút trên 30 triệu lượt khách

Tại Hội nghị, Sở Du lịch Hà Nội đặt mục tiêu lớn cho năm 2025. Theo đó, ngành Du lịch Thủ đô phấn đấu năm 2025, ngành Du lịch Thủ đô thu hút được trên 30 triệu lượt khách, tăng 11,1% so với ước thực hiện năm 2024 với trên 7 triệu lượt khách du lịch quốc tế (gồm 5 triệu lượt khách có lưu trú), tăng 27,3% so với ước thực hiện năm 2024 và 23 triệu lượt khách nội địa, tăng 7 % so với ước thực hiện năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 130 nghìn tỷ đồng, tăng 26,1% so với ước thực hiện năm 2024.

Để thực hiện mục tiêu này, ngành du lịch Hà Nội sẽ nghiên cứu, đánh giá thị trường khách du lịch (nội địa và quốc tế) để xây dựng, phát triển dịch vụ, sản phẩm, cơ sở hạ tầng chuyên nghiệp, phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách.

Đồng thời, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước về du lịch; triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính của Sở Du lịch.

Sở Du lịch tiếp tục ưu tiên hỗ trợ các đơn vị quản lý điểm đến di sản, di tích văn hóa đầu tư, nghiên cứu xây dựng tour, sản phẩm du lịch văn hóa trải nghiệm gắn với du lịch đêm trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng, hoàn thiện các tuyến mới hướng phía Bắc từ trung tâm thành phố.

dsc09369.jpg
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Đồng thời, nâng cấp dịch vụ tại không gian, tuyến phố đi bộ; tổ chức một số chương trình, nội dung, hình thức nhằm đẩy mạnh, phát triển các sản phẩm là thế mạnh của Hà Nội như du lịch ẩm thực, du lịch MICE, du lịch chăm sóc sức khỏe.

Ngành du lịch sẽ đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đường sông kết nối các điểm đến du lịch dọc khu vực sông Hồng, sông Đuống, tiến tới mở rộng tuyến du lịch từ bến Chương Dương Độ đi khu vực Sơn Tây, Ba Vì; xúc tiến, thu hút khách quốc tế từ thị trường trọng điểm, truyền thống.

2024-12-30_141321.jpg
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ An Phong trao bằng khen cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc về du lịch năm 2024.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong đề nghị, Du lịch Hà Nội cần giữ vai trò đầu tàu du lịch cả nước; tăng cường liên kết thị trường, xây dựng các sản phẩm có phân khúc nhiều thị trường khác nhau như: du lịch golf, du lịch văn hoá, du lịch ẩm thực… gắn phát triển du lịch với công nghiệp văn hoá của Thủ đô.

Tại hội nghị, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân của Sở Du lịch Hà Nội đã có nhiều đóng góp cho phát triển du lịch Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân./.

Bài liên quan
  • Quận Ba Đình triển khai nhiều giải pháp đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
    Theo Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình (TP. Hà Nội) Phạm Thị Diễm, kế hoạch năm 2025, quận sẽ triển khai thực hiện quản lý và phát triển du lịch trên địa bàn nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch trở thành mũi nhọn, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của quận Ba Đình.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Bộ Y tế thu hồi toàn quốc 2 loại kem đánh răng phổ biến trên thị trường
    Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành các quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 2 sản phẩm kem đánh răng do Công ty TNHH Phát Anh Minh chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
  • Công khai địa chỉ, đường dây nóng tại các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường
    Ngày 4/7, Trung tâm Phục vụ hành chính công (UBND thành phố Hà Nội) ban hành Thông báo số 195/TB-TTPVHCC công khai các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường, các chi nhánh thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công và thông tin đường dây nóng hỗ trợ, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Thủ đô Hà Nội tiếp tục khẳng định điểm đến du lịch hấp dẫn, đặc sắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO