1.Yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh/thà nh phố sẵn sà ng phương tiện, thuốc, trang thiết bị, cơ sở khám chữa bệnh để thu dung, cách ly và điửu trị kịp thời các trường hợp cúm A(H1N1) nặng, không để tử vong xảy ra; tăng cường giám sát dịch tại cộng đồng, khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch; thực hiện nghiêm túc công điện số 732/CĐ-TTg ngà y 14/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
2.Những người bị ốm, có biểu hiện nghi ngử cúm A(H1N1) như sốt, ho, đau họng thì nên cách ly, đeo khẩu trang, báo cáo cho cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn và xử trí kịp thời, không nên vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện bằng các phương tiện vận tải công cộng, đặc biệt là máy bay vì dễ là m lây lan bệnh ra cộng đồng.
Hơn 40 năm thế giới lại phải đối phó với một đại dịch toà n cầu
3.Mọi người dân có thể tự bảo vệ bản thân và cộng đồng bằng cách thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi là m việc, lau chùi bử mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường, che miệng khi bị ho, không khạc nhổ bừa bãi.
4.Khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng thì chủ động cách ly, không đến nơi tụ tập đông người để phòng cho người khác không bị mắc bệnh.
5.Khi có hiện tượng nhiửu người bị cúm hoặc viêm phổi nặng, nghi ngử cúm A(H1N1) thì thông báo theo đường dây nóng của Sở Y tế trên địa bà n, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur đồng thời thông báo Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường theo số điện thoại đường dây nóng: 0989.671.115, Fax: 043 7366 241, Email: baocaodich@gmail.com).
Bộ Y tế đã và đang phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam để theo dõi sát tình hình và triển khai các biện pháp khống chế và giảm tác hại của đại dịch tại Việt Nam.