Văn hóa - Xã hội

Thiệt hại do bão số 3 ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và các địa phương

Văn Thiện 16:14 08/09/2024

Ngay sau khi bão Yagi đi qua, các địa phương đã tổ chức thống kê tình thiệt hại và tổ chức khắc phục các thiệt hại do bão gây ra. Tuy nhiên, các con số thống kê về thiệt hại chưa thể đầy đủ, chi tiết...

Bão gây thiệt hại sơ bộ tại các địa phương như sau:

Hà Nội: 3 người tử vong, gần 3.000 cây xanh gãy đổ

z5808661881381_2cb2a3980652cc036230c71bc485bb56.jpg
Đường phố Hà Nội tan hoang sau bão

Theo báo cáo nhanh của TP Hà Nội, bão số 3 làm 3 người chết, 8 người bị thương; 19 nhà, ki-ốt bị tốc mái; hư hỏng 7 ô tô; gần 3.000 cây xanh bị gẫy đổ, hàng trăm bức tường bao bị đổ sập.

Mưa lớn làm cho 47 ha diện tích lúa, 26,5 ha rau màu bị ngập; 6.144,5 ha lúa, 15,93 ha rau màu bị đổ; 2,2 ha cây ăn quả bị thiệt hại...

Quảng Ninh: Tan hoang sau bão Yagi

hh.jpg

Qua thống kê sơ bộ của tỉnh Quảng Ninh khi bão số 3 đổ bộ, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 - 13 (118 - 149 km/giờ), giật cấp 16, khiến hàng nghìn cây xanh bị gãy, đổ. Hàng loạt cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện trên địa bàn tỉnh có công trình bị hư hại.

Điển hình như Cung quy hoạch triển lãm tỉnh Quảng Ninh được đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng bị thổi bay mái, hay toàn bộ mặt trước của trụ sở Công ty Than Hòn Gai cao 11 tầng đã không còn tấm kính nào.

Tại TP. Hạ Long đã có hàng nghìn cây xanh quật đổ cản trở giao thông. Dưới mặt đường chi chít mái tôn, biển quảng cáo la liệt. Hàng trăm ô tô bị hư hại như vỡ kính, phụ tùng quanh xe.

Đáng chú ý, nhiều công trình trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh đặt tại TP. Hạ Long bị hư hại nặng nề. Điển hình như Cung quy hoạch triển lãm tỉnh Quảng Ninh bị tốc mái nghiêm trọng. Cùng với đó, nhiều trụ sở cũng bị tốc mái, vỡ kính.

Không những vậy, nhiều chung cư, khách sạn lớn tại TP. Hạ Long bị thổi bay kính khiến người dân phải sơ tán như chung cư Golden Land (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long); chung cư Ramad (phường Trần Hưng Đạo, TP. Hạ Long)…

Với sức gió kinh hoàng, nhiều cửa sổ tại chung cư và thậm chí cả ban công cũng bị gió cuốn bay, vô số cửa kính tại nhiều nơi vỡ vụn. Trong đó có trường hợp kính rơi đã làm một số người dân bị thương.

Hải Phòng: Bão gây mất điện, cô lập về thông tin

xakdhwxp.png

Cũng giống như Quảng Ninh, tại địa bàn TP. Hải Phòng, đặc biệt là các huyện đảo như Bạch Long Vĩ, Cát Hải và địa phương ven biển như quận Đồ Sơn, từ đêm 6/9 đến gần hết ngày 7/9 đã có mưa rất to và gió lớn.

Tại các địa phương trên của TP. Hải Phòng, nhiều công trình xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, đơn vị đã bị thiệt hại do bão. Ngoài ra đã xảy ra ngập úng cục bộ, cây xanh gãy đổ hàng loạt tại nhiều địa phương trên TP. Hải Phòng.

Báo cáo về thiệt hại, ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Cứu nạn cứu hộ - Phòng thủ dân sự TP cho biết, đã có 1 trường hợp tử vong do tôn bay vào người, 20 trường hợp phải cấp cứu tại bệnh viện khi bị cây, cành gãy rơi, đổ vào người.

Tình trạng mất điện toàn diện tại TP. Hải Phòng, hệ thống liên lạc viễn thông bị ảnh hưởng, nhiều nơi bị tê liệt.

Cũng theo báo cáo từ Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Cứu nạn cứu hộ - Phòng thủ dân sự TP, tại huyện Bạch Long Vỹ, một số cơ quan, đơn vị bị tốc mái tôn, đổ tường bao, đổ cổng. Nhiều cây cối tại các tuyến đường và trong các cơ quan, đơn vị bị đổ gãy.

Bắc Ninh: Nhiều nhà cửa bị tốc mái, rau màu bị thiệt hại

Bão số 3 gây mưa lớn cho nhiều địa phương của tỉnh Bắc Ninh, điển hình lượng mưa đo được từ 19 giờ ngày 7/9 đến 7 giờ ngày 8/9 của huyện Lương Tài là 224,8mm; huyện Thuận Thành 167mm...

Thống kê sơ bộ ban đầu đến 7 giờ ngày 8/9 của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh, trên địa bàn tỉnh, bão số 3 khiến 560 công trình gồm nhà cấp 4, công trình phụ của nhân dân bị tốc mái. Trong đó: huyện Yên Phong: 37 công trình; Từ Sơn: 23 công trình; Gia Bình: 42 công trình; Tiên Du: 45 công trình; thành phố Bắc Ninh: 32 công trình; Lương Tài: 98 công trình; Thuận Thành: 283 công trình.

31 công trình gồm trường học, chợ dân sinh bị hư hỏng, tốc mái, trong đó: Yên Phong: 05 công trình; Quế Võ: 07 công trình; Thuận Thành: 17 công trình.

8.209 ha diện tích lúa bị đổ, úng ngập; 555,3 ha diện tích cây rau màu bị thiệt hại; 7.458 cây xanh bị gãy đổ....

7 đường dây 110 KV bị sự cố không vận hành được; trạm biến áp 110 KV: 01 trạm bị mất điện tại Khu công nghiệp Quế Võ 2; 127/280 đường dây trung áp bị sự cố, trong đó có 23/130 đường dây cấp cho khu công nghiệp, 104/150 đường dây cấp cho dân sinh; 61 trạm bơm tiêu úng bị mất điện không vận hành được.

Hiện nay toàn tỉnh nhiều khu vực đang mất điện từ 16h30 ngày 07/9 đến nay chưa có điện trở lại. Hiện mực nước các triền sông trong tỉnh đều đang ở mức thấp dưới báo động I.

Thái Bình: Hàng ngàn ha lúa, hàng trăm ha rau màu bị hư hại

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, bước đầu trên địa bàn tỉnh Thái Bình chưa ghi nhận thiệt hại về người do mưa, bão; các công trình đê điều bảo đảm an toàn. Tuy nhiên nhiều công trình, tài sản, hoa màu bị thiệt hại.

Đặc biệt, do ảnh hưởng của gió mạnh kèm theo mưa lớn diện rộng liên tục trong nhiều giờ khiến nhiều cây xanh, cột điện bị gãy đổ ngang đường; một số tuyến đường bị ngập lụt gây ùn tắc giao thông cục bộ; nhiều nhà dân, xưởng sản xuất lợp tôn bị tốc mái…

Cùng với đó, bão số 3 đã gây ra sự cố về hạ tầng lưới điện của tỉnh, trong đó có 4 đường dây 110kV và 3 trạm biến áp 110kV, trên 80 lộ đường dây trung áp khiến khoảng 570.000 khách hàng bị mất điện…

Thanh Hóa: Mưa lớn, thiệt hại nhiều tài sản

Do ảnh hưởng của bão Yagi, nhiều khu vực tại Thanh Hóa có mưa to, gió giật mạnh gây thiệt hại về nhà cửa và tài sản cho người dân.

Theo báo cáo nhanh từ UBND các huyện, thị xã, TP, đến cuối giờ chiều ngày 7/9, mưa bão đã làm 74 căn nhà ở các huyện miền núi bị thiệt hại, trong đó, có 2 ngôi nhà ở xã Điền Quang (huyện Bá Thước) bị tốc mái; 1 ngôi nhà ở xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Thủy) bị tốc mái; 60 ngôi nhà ở huyện Mường Lát bị tốc mái và 2 ngôi nhà bị sạt lở phần móng; 7 ngôi nhà ở huyện Quan Hóa bị tốc mái...

Ngoài ra, huyện Mường Lát có 11 ha cây sắn bị thiệt hại một phần, huyện Bá Thước có 34,7 ha cây lúa bị đổ ngã.

Do ảnh hưởng bởi gió lốc, 31 cây xanh trên địa bàn TP. Thanh Hóa bị gãy đổ; 1 cây cột điện bị đổ; 1 xe máy bị hư hỏng và 4 bán bình bị hư hỏng tại xã Hải Hà (thị xã Nghi Sơn).

Ngoài ra, sạt lở vùi lấp nhà dân ở Hòa Bình khiến 4 người chết, 1 người bị thương; Nam Định hàng trăm ha hoa màu bị ảnh hưởng; Hưng Yên: 617 nhà bị tốc mái, hư hại, hơn 5.800 cây xanh bị đổ; Bắc Giang: Nhiều công trình, tài sản, hoa màu bị thiệt hại; Lạng Sơn: Nhiều trụ sở cơ quan, trường học bị tốc mái...

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Từ đêm nay, Thủ đô Hà Nội rét đậm
    Hôm nay 13/12 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Riêng Thủ đô Hà Nội từ đêm nay trời rét đậm.
  • Chương trình Xuân quê hương 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội
    Đây là sự kiện thường niên ý nghĩa dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần gắn kết đồng bào xa quê với Tổ quốc. Chương trình có sự tham dự của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Ngoại giao và các ban, bộ, ngành, địa phương.
  • Hà Nội vinh danh 83 cơ sở, công trình sử dụng năng lượng xanh
    Vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh Thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Hà Nội có gần 80 cơ sở dịch vụ karaoke đủ điều kiện kinh doanh
    Ngày 12/12, Sở VH&TT Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Nghị định số 148/2024/NĐ-CP ngày 12/11/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
  • Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững
    Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức Diễn đàn “Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững”. Diễn đàn là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra sáng kiến thực tiễn về phát triển đô thị theo hướng xanh và bền vững.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Thiệt hại do bão số 3 ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và các địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO