Đời sống văn hóa

Thí điểm tổ chức hoạt động giáo dục, trải nghiệm tại nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh cho học sinh

Duy Minh 21:37 28/03/2025

Các hoạt động chủ đạo gồm: Biểu diễn và giới thiệu về văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên sân khấu của Nhà hát; Hoạt động trải nghiệm học hát, mặc trang phục Dân ca Quan họ Bắc Ninh và văn hoá têm trầu cánh phượng...

Tại văn bản số 1201/UBND-KGVX, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý chủ trương thí điểm tổ chức hoạt động giáo dục, trải nghiệm tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh cho đối tượng học sinh trong và ngoài tỉnh.

uom-3.jpg
Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Quan họ Bắc Ninh (ảnh minh họa, nguồn: baninhtv)

Theo đó, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh phối hợp với Công ty Cổ phần Vận tải và Du lịch Bắc Trung Nam thí điểm tổ chức hoạt động giáo dục, trải nghiệm tại Nhà hát cho học sinh.

Các hoạt động chủ đạo gồm: Biểu diễn và giới thiệu về văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên sân khấu của Nhà hát; Giới thiệu kiến trúc công trình Nhà hát, khu vực trưng bày sảnh Nhà hát; Hoạt động trải nghiệm học hát, mặc trang phục Dân ca Quan họ Bắc Ninh và văn hoá têm trầu cánh phượng; Tìm hiểu và trải nghiệm thực hành một số nghề truyền thống (làm tranh dân gian Đông Hồ, nặn gốm, làm bánh khúc…); tham gia trò chơi dân gian

Không gian, địa điểm tổ chức các hoạt động là trong sân khấu, ngoài sảnh và khu vực khuôn viên Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Thời gian thực hiện cao điểm vào các tháng 3, 4, 10, 11, 12 hằng năm, trước mắt, tổ chức thí điểm trong giai đoạn 2025 - 2027.

Việc tổ chức hoạt động giáo dục, trải nghiệm tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh cho đối tượng học sinh nhằm phát huy giá trị Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh, một công trình văn hóa tiêu biểu của tỉnh, với kiến trúc độc đáo, tạo nên không gian diễn xướng đặc biệt dành cho những người yêu Dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng và trở thành “điểm hẹn” văn hóa-du lịch, ngày càng hấp dẫn thu hút đông đảo du khách, công chúng đến thưởng thức và cùng sáng tạo, bảo tồn, phát huy giá trị của Dân ca Quan họ Bắc Ninh cũng như các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm 21 tác phẩm hội họa quý của vua Hàm Nghi ở điện Kiến Trung
    Các tác phẩm hội hoạ quý của vua Hàm Nghi đang được trưng bày tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế) và lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng yêu nghệ thuật.
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
  • [Podcast] Hà Nội – Thơ mộng và tinh khôi mùa hoa sưa
    Những ngày cuối tháng 3, dạo một vòng thành phố Hà Nội ngàn năm tuổi, ngẩng đầu lên bầu trời, nhận ra hoa sưa đã về từ khi nào trên từng con đường quen. Nếu mình để ý một chút, sẽ nhận ra cái màu trắng tinh khôi của hoa sưa nổi bật cả một con phố, sẽ thấy những con đường ngập trắng mùa hoa rụng, sẽ thấy thành phố đi qua mấy mươi mùa hoa bỗng hoá thật là nên thơ. Đâu đó lời ca “Tháng ba bất chợt một ngày, trắng tinh hoa sưa về đây” trong bài hát “Hà Nội 12 mùa hoa” của nhạc sĩ Giáng Son ngân lên càng khiến
  • CLB Doanh nghiệp trẻ Ba Vì kết nối phát triển
    Vừa qua, tại huyện Ba Vì (TP. Hà Nội) đã diễn ra lễ ra mắt "CLB Doanh nghiệp trẻ huyện Ba Vì" nhằm tạo ra môi trường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau và tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển kinh tế.
  • Quận Nam Từ Liêm: Biểu dương, khen thưởng nhiều cá nhân, tập thể trong phong trào thi đua
    Ngày 28/3, Quận uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Nam Từ Liêm đã long trọng tổ chức Hội nghị biểu dương kết quả phong trào thi đua năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Thí điểm tổ chức hoạt động giáo dục, trải nghiệm tại nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh cho học sinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO