Thể hiện hình ảnh thanh lịch và hiếu khách của người Tràng An

kinhtedothi| 23/05/2022 08:50

Lễ bế mạc SEA Games 31 được chia làm 3 chương, trong đó ấn tượng sẽ là hình ảnh về Thủ đô Hà Nội, mảnh đất nghìn năm văn hiến, luôn có những cách đặc biệt để thể hiện nét thanh lịch của người Tràng An, sự ấm ấp, hồn hậu và rất hiếu khách.

Lễ bế mạc SEA Games 31 sẽ diễn ra lúc 20h ngày 23/5 tại Cung điền kinh trong nhà, có chủ để "Hội tụ để tỏa sáng - Gather to shine”. Được biết, Ban Tổ chức sẽ thiết kế sân khấu chính 611m2 cùng 2 sân khấu phụ 315m.  Cụ thể, tiếp nối sự tỏa sáng sau 12 ngày thi đấu, tinh hoa đã hội tụ về Việt Nam để mang đến cho khu vực Đông Nam Á những sinh khí mới, hơi thở mới của thời đại, của nhịp sống trẻ, của sức khỏe để vượt qua mọi khó khăn, bệnh dịch. Điều đó càng chứng tỏ sức mạnh và tình đoàn kết của Việt Nam với toàn bộ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Ban Tổ chức thông tin về Lễ bế mạc SEA Games 31.
Ban Tổ chức thông tin về Lễ bế mạc SEA Games 31.

Tại hội nghị truyền thông quốc tế lần thứ 3 SEA Games 31 diễn ra tại Hà Nội sáng 20/5, Ban Tổ chức SEA Games 31 cho biết, Lễ bế mạc được chia làm 3 chương: Trong đó, chương 1 – Hà Nội của tôi, tình yêu của bạn: Thủ đô Hà nội, mảnh đất nghìn năm Văn hiến, luôn có những cách đặc biệt để thể hiện nét thanh lịch của người Tràng An, sự ấm ấp, hồn hậu và rất hiếu khách. Với chùm ca khúc về Hà Nội như Hà Nội đêm trở gió - Nồng Nàn Hà Nội - Góc Hà Nội - Tháng 10 Hà Nội - Hà Nội niềm tin yêu hi vọng do các nghệ sỹ Đông Hùng - Khánh Linh- Bảo Trâm - Phạm Anh Duy, với nền thực cảnh về cuộc sống thanh bình qua bàn tay biên đạo của Dương Đình Hải và phối nhạc của Huy Tuấn.

Ở chương 2 - Hội tụ: Phần chính của Lễ bế mạc với sự bắt đầu bằng Lễ chào cờ, màn diễu hành của của 11 quốc gia, 40 môn thể thao, nhóm trọng tài và tình nguyện viên. Cùng với đó là những hình ảnh ấn tượng nhất trong 12 ngày diễn ra SEA Games 31. Tuyên bố bế mạc Đại hội của Lãnh đạo Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và nghi thức hạ cờ, tắt đuốc. Điểm nhấn trong chương này là lễ chuyển giao cờ SEA Games cho Campuchia - nước chủ nhà của SEA Games 32 và chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng của đất nước Chùa Tháp: vũ điệu Apsara - biểu tượng của văn hóa, tâm hồn và bản sắc của người Khmer. Những vòng hoa màu trắng do các vũ công đeo đại diện cho các nước thành viên SEA Games là biểu tượng cho sự cùng chung tay vì hòa bình và phát triển. Ngay sau đó là lời giã bạn của nước chủ nhà SEA Games 31 - Việt Nam bằng chùm bài hát Quan họ - Di sản Phi vật thể thế giới được UNESCO công nhận với những làn điệu Mời Trầu, Giã bạn, và Người ơi người ở đừng về qua phần trình bày của 100 nghệ sĩ dân ca quan họ Bắc Ninh.

Các VĐV thể dục nghệ thuật tập làm quen sân khấu của Lễ khai mạc SEA Games 31. Ảnh: Thu Hà.
Các VĐV thể dục nghệ thuật tập làm quen sân khấu của Lễ khai mạc SEA Games 31. Ảnh: Thu Hà.

Trong khi đó, ở chương 3 – Tỏa sáng: Được xây dựng như một Gala âm nhạc, xiếc và thể thao với sự góp mặt của các ca sỹ trẻ hàng đầu của Việt Nam. Mở đầu là phần biểu diễn của nhóm LED DANCE 218 (nhóm nhảy vào chung kết Asia's Got Talent), phần biểu diễn kết hợp công nghệ cùng với vũ đạo và tạo hình, nhịp điệu của màn nhảy múa là sự nối tiếp từ truyền thống đến hiện đại. Phần trình diễn được kết thúc bởi sự hiện diện hình ảnh lá cờ của 11 nước tham dự SEA Games 31. Tiết mục Xiếc Tây Nguyên do Liên đoàn Xiếc Việt Nam thực hiện là một cách tiếp cận mới của nghệ thuật xiếc trong tiết tấu của đời sống hiện đại. Chùm liên khúc kết gồm các tác phẩm: Diệu kì Việt Nam - Ngàn ước mơ Việt Nam - Việt Nam tươi đẹp - Việt Nam những chuyến đi - Những trái tim Việt Nam - Việt Nam hoà thanh cùng năm châu do các nghệ sỹ Văn Mai Hương - Uyên Linh - Dương Hoàng Yến - Hà Nhi thể hiện với sự góp mặt của hàng trăm VĐV Dance Sports, thể dục và các nhóm nhảy hiện đại tạo nên một bầu không khí sôi động về tinh thần thể thao kết nối thế giới, vượt qua những thách thức của cuộc sống.

(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Thể hiện hình ảnh thanh lịch và hiếu khách của người Tràng An
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO