Thế giới muôn loài trong văn học thiếu nhi

HNM| 09/04/2021 21:20

Đối với trẻ em, những loài động vật ở xung quanh luôn là thế giới diệu kỳ đầy cuốn hút. Viết truyện, vẽ tranh, làm phim về muôn loài là cách kéo trẻ em gần gũi hơn với thiên nhiên, qua đó nuôi dưỡng tình yêu với thế giới tự nhiên, dạy các em yêu thương loài vật và biết bảo vệ môi trường.

Thế giới muôn loài trong văn học thiếu nhi
Bộ ấn phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký" với 12 bản in khác nhau được ra mắt dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Tô Hoài.

Văn học thế giới có nhiều tác phẩm viết về muôn loài làm rung động trái tim người đọc, trong đó có không ít tác phẩm mà người yêu văn chương không thể bỏ qua. Đó là “Tiếng gọi nơi hoang dã”, “Nanh trắng”, “Ngựa ô yêu dấu”, “Con Bim trắng tai đen”, “Gió qua rặng liễu”, “Đồi thỏ”, “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, “Cô gà mái xổng chuồng”...

Với văn học Việt Nam, đó là “Dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài. Câu chuyện về chú Dế mèn bao năm qua đã làm say lòng biết bao người Việt Nam, sau đó Dế mèn đã đến với các bạn nhỏ thế giới. Cho đến nay, “Dế mèn phiêu lưu ký” vẫn là đỉnh cao trong số tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi nói chung. Song, nhà văn Tô Hoài không chỉ có truyện về “chàng” Dế mèn. Trong văn nghiệp Tô Hoài, truyện đồng thoại là mảng sáng tác đặc sắc, phong phú với “Võ sĩ Bọ Ngựa”, “O Chuột”, “Mèo già hóa cáo”, “Mụ Ngan”, “Đôi Ri đá”, “Ghi chép một ngày của gà nhép”, “Cành cạch chơi trăng”, “Núi Gấu”, “Cá đi ăn thề”, “Chèo Bẻo đánh Quạ”...

Ngoài Tô Hoài còn có không ít nhà văn Việt Nam có nhiều truyện đồng thoại, như nhà văn Võ Quảng với “Ngày Tết của Trâu xe”, “Vượn hú”, “Anh Cút lủi”, “Sự tích những cái vằn”, “Mắt Giếc đỏ hoe”; Vũ Tú Nam với “Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công”; Nguyễn Đình Thi với “Cái Tết của mèo con”; Nguyễn Kiên với “Chú Đất Nung”, “Ếch Xanh đi học”, “Có một chú chim sâu”...

Nhà văn Tô Hoài từng bày tỏ quan niệm: “Một tác phẩm hay cho tuổi thơ cũng là một tác phẩm mà bạn đọc lứa tuổi nào cũng thưởng thức được”. Điều cốt lõi là tác phẩm cho thiếu nhi thì trước tiên phải được thiếu nhi công nhận, “bởi đã gây được, khơi gợi được cái yêu thương, cái hờn giận, những kỷ niệm, những nhớ đời cho các bạn tuổi ấy. Các em và người lớn đều thu nhận được ở tác phẩm ấy những thông cảm cho mỗi lứa tuổi khác nhau, mà người lớn không cần phải giả làm trẻ em mới hiểu được”.

Xếp theo “tiêu chí” của nhà văn Tô Hoài, sẽ thấy bộ sách 12 cuốn của nhà văn Vũ Hùng thực xứng đáng với giải Vàng hạng mục Sách hay của Giải thưởng Sách Việt Nam năm 2016. Song, dường như do không đầu tư mạnh ở khâu truyền thông, bộ sách vẫn còn hơi “chìm” so với rất nhiều cuốn sách viết về loài vật “du nhập” từ nước ngoài. Được viết hết sức giản dị, thế giới loài vật của nhà văn Vũ Hùng mở ra đầy cuốn hút mà ấm áp tình cảm, hết sức xúc động với “Người quản tượng và con voi chiến sĩ”, “Con Culi của tôi”, “Sao Sao”, “Giữ lấy bầu mật”, “Con voi xa đàn”, “Chú ngựa đồng cỏ”, “Những kẻ lưu lạc”, “Vườn chim”... Những câu chuyện không chỉ đưa thiên nhiên đến gần với người đọc, mà còn khiến người đọc có cảm giác như đang được sống giữa thiên nhiên, mong muốn nghiên cứu, thích nghi với thiên nhiên thay vì chinh phục.

Giống như nhà văn Vũ Hùng, "các nhà văn tóc bạc" tiếp tục viết những câu chuyện về loài vật. Ma Văn Kháng nổi tiếng với nhiều tiểu thuyết, song ông cũng dành nhiều trang viết cho “độc giả nhí” với “Ông Pồn và chú hổ con”, “Hoa gạo đỏ”, "Con chó lạc nhà”, “Khu vườn tuổi thơ”, “Đồng cỏ nở hoa”... và đặc biệt là tiểu thuyết “Chó Bi đời lưu lạc” ly kỳ, sống động. Trần Đức Tiến mang đến cho trẻ em “Trên đôi cánh chuồn chuồn", “Làm mèo”, và gần nhất là “Xóm bờ giậu” được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Lý Lan với “Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen”, “Ba người và ba con vật”, và đặc biệt là “Ngôi nhà trong cỏ” từng đoạt giải A Cuộc thi sáng tác cho nhi đồng (1982 - 1984), mới đây đã được tái bản. Nguyễn Nhật Ánh cũng có nhiều tác phẩm về loài vật như “Tôi là Bê-tô”, “Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng”, “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ”...

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng viết: “Tâm hồn con người ta cũng cần vitamin, và sách - nhất là sách viết về động vật - là loại vitamin tuyệt vời nhất. Vì nếu con người ta biết yêu thương một chú chó thì hiển nhiên người ta sẽ biết yêu thương con người; xã hội nhờ vậy sẽ bớt đi những chuyện đau lòng”. Truyền tình yêu thương loài vật, tình yêu thương cuộc đời đến thiếu nhi, các cây bút thế hệ trẻ tiếp tục đề tài về thế giới muôn loài. Nguyễn Thị Kim Hòa có “Chuyện kể ở lớp Cây Me”; Lê Quang Trạng với “Thủ lĩnh băng vịt đồng”; Nguyễn Trần Thiên Lộc viết "Chuột đồng mê lúa", "Gà choai trồng bắp", "Vườn đậu của Giun"; Đào Thu Hà với “Cuộc phiêu lưu của Ỉn Hồng”; Lê Hữu Nam với “Mật ngữ rừng xanh”; Trương Huỳnh Như Trân với “Cuộc phiêu lưu của Bồ Công Anh”... Không giáo điều, không khô khan, từng câu chuyện về loài vật trong văn học chính là bài học vỡ lòng dễ thấm nhất giúp thiếu nhi nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Báo chí tiếp tục cùng xây dựng, phát triển Thủ đô trong kỷ nguyên mới”
    Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, các phóng viên, nhà báo của báo chí Trung ương và Hà Nội thời gian qua đã thể hiện rõ trách nhiệm xã hội và sứ mệnh nghề nghiệp, luôn bám sát, thông tin kịp thời, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thành phố Hà Nội. Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định: “Kết quả phát triển của Thủ đô là công sức của cả hệ thống chính trị. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan báo chí Trung ương và thành phố”.
  • Hội Báo toàn quốc 2025 là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, cùng nhìn về phía trước
    Phát biểu Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh, Hội báo năm nay là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đồng thời, là ngày hội văn hóa – nghề nghiệp của những người làm báo và công chúng báo chí cả nước. Hội báo năm 2025 cũng là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, để chúng ta cùng nhìn về phía tr
  • Báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc
    Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng cho Thủ đô Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra định hướng để Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội thời gian tới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ, yêu cầu của Trung ương về xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, xứng đáng là “trái tim của cả nước”, vươn mình trong kỷ nguyên mới.
  • Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban phục vụ Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Theo Quyết định, Ủy ban Nhân dân thành phố thành lập 06 Tiểu ban giúp việc Ban tổ chức, gồm: Tiểu ban Diễu binh, diễu hành; Tiểu ban Tuyên truyền, Nội dung và Y tế; Tiểu ban An ninh, trật tự và Giao thông; Tiểu ban Vệ sinh môi trường; Tiểu ban Vật chất, hậu cần và Tiểu ban Lễ tân.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Chùa Kim Lan – Cổ tự linh thiêng bên bờ sông Đuống
    Hà Nội là vùng đất kết tinh của những dòng chảy văn hóa âm thầm, lặng lẽ cùng lịch sử hơn ngàn năm văn hiến. Nằm ở phía Đông Nam Hà Nội, bên dòng sông Đuống đỏ nặng phù sa, có một ngôi làng nhỏ mang tên Kim Lan - một miền đất yên ả, nơi nghề gốm cổ truyền được lưu truyền hàng nghìn năm đến nay vẫn luôn đỏ lửa. Và tại nơi này còn có một mái chùa cổ rêu phong - nơi lưu giữ những âm thanh sâu lắng nhất của văn hóa tín ngưỡng dân gian Hà Nội – Chùa Kim Lan. Chùa đã được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng là Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố năm 2003.
  • Tuần văn hóa, du lịch Gốm và Làng nghề Bắc Ninh
    Sự kiện quy tụ hơn 100 gian hàng, trong đó có sự hiện diện của các làng nghề gốm nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bồ Bát (Ninh Bình), Chu Đậu (Hải Dương) và gốm Phù Lãng, gốm Luy Lâu của Bắc Ninh...
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
Thế giới muôn loài trong văn học thiếu nhi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO