Thầy cúng dùng miệng "chữa bệnh" cho thiếu nữ

Văn Hoàng (PLVN)| 15/10/2017 17:40

Ngâu đã giấu 2 viên đá vào miệng mình, dùng mê tín dị đoan để lừa đảo người dân. Đặc biệt, anh ta còn lợi dụng việc chữa bệnh để lợi dụng các cô gái.

Dùng miệng áp vào thân thể bệnh nhân rồi nhả ra các viên đá- đó là cách chữa bệnh bằng phương pháp hút "độc" của thầy lang Đinh Văn Ngâu (trú xã Pờ Ê, huyện Kon Pơ Long, tỉnh Kon Tum). Thực tế, Ngâu đã giấu 2 viên đá vào miệng mình, dùng mê tín dị đoan để lừa đảo người dân. Đặc biệt, anh ta còn lợi dụng việc chữa bệnh để dâm ô với các cô gái.

Tin tưởng lời đồn “thầy rất giỏi”

Anh Phạm Văn Tuấn, (ngụ thôn Núi Ngang, xã Ba Liên, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) kể, anh có người em gái là Phạm Thị T (19 tuổi) bị bệnh. Do nhận thức hạn chế nên cũng như nhiều người dân khác ở đây, gia đình anh Tuấn không đưa T đi bệnh viện mà mời thầy Ngâu về chữa bệnh.

Trước đó, người dân xã Ba Liên truyền tai nhau rằng thầy Ngâu chữa bệnh rất giỏi, nhất là "hút độc". Chính vì vậy, mặc dù địa phương cũng có nhiều thầy lang nhưng người dân huyện Ba Tơ lại đến tận xã Pờ Ê, huyện Kon Pơ Long, tỉnh Kon Tum để mời thầy Ngâu về chữa trị cho người thân.

Sau khi hỏi han bệnh tình em T, thầy Ngâu kết luận “Em nó bị người khác bỏ “đồ độc” vào người, cần phải hút chất độc ra”.

Theo hủ tục đồng bào miền núi Quảng Ngãi, khi nói đến “đồ độc” là đụng chạm đến những vấn đề hết sức huyền bí, ghê gớm, kéo theo cả sự chết chóc mà không ai có thể chống đỡ được. Người có “đồ độc” muốn sát hại ai thì chỉ việc vỗ vai, xoa đầu, nguyền rủa hoặc cho ăn, uống thì người bị “đồ” sẽ chết. Vì thế, khi nghe thầy Ngâu nói T bị “đồ độc”, gia đình anh Tuấn đã khẩn khoản nhờ Ngâu cứu chữa.

Đầu tiên, thầy Ngâu "thăm khám" bệnh của T bằng cách dùng tay sờ lên người, nhất là phần ngực của cô gái. Sau đó, thầy nhờ anh Tuấn và một phụ nữ cầm tay T để thầy “hút độc”. Thầy kéo áo em T lên, rồi dùng miệng áp lên người T rà quanh thân thể. Phát hiện “độc” sau lưng, thầy há miệng và áp sát miệng, lưỡi vào lưng T, sau đó nhả ra 2 cục đá.

Thầy Ngâu giải thích, 2 cục đá đó là “chất độc” được hình thành trong người bệnh nhân khi bị người có “đồ độc” bỏ vào. Thầy lang này còn khẳng định, dù các bệnh nhân có "độc" nhiều cỡ nào thầy cũng “hút” được. Chỉ khi đưa thầy “hút” hết chất “độc” đó ra thì bệnh nhân mới khỏe mạnh lại như trước!

Khi thầy Ngâu chữa bệnh tại nhà anh Tuấn, một số người dân nghe tin cũng đã đưa người thân đang bị bệnh đến nhờ thầy Ngâu chữa. Người thì thầy Ngâu hút “đá” ở chân, người thì hút “đá” ở lưng, ở bụng. Bất kỳ bệnh nhân nào thầy cũng phán bị “đồ độc” hoặc ma nhập, ma bắt.

Tuy việc thăm khám đến việc chữa bệnh của thầy đều bộc lộ sự khác thường và mê tín dị đoan. Thế nhưng nhiều người dân lại tin tưởng, gửi gắm người thân đang vật vã vì bệnh tật cho thầy tha hồ sờ, hút.

Thầy cúng dùng miệng chữa bệnh cho thiếu nữ - Ảnh 1.

Ngâu khám bệnh cho 1 thiếu nữ bằng cách... dùng tay, dùng miệng sờ khắp thân thể thiếu nữ

Vạch mặt thầy lang "dê xồm"

Do đã có kế hoạch từ trước nên khi thầy Ngâu chữa bệnh ở nhà em T đã bị công an huyện Ba Tơ ập vào bắt quả tang và đưa về trụ sở UBND xã để xử lý.

Với hình ảnh được camera ghi lại và những viên đá là “đồ độc”, thầy Ngâu thừa nhận hành vi lừa đảo, phản khoa học của mình. Trên thực tế, không hề có chuyện “hút đồ độc” gì cả mà chính thầy đã bỏ đá vào miệng, sau đó nhả ra để lừa đảo những người nhẹ dạ, cả tin vào chuyện ma quỷ, thần thánh.

Anh Phạm Văn Lê, Trưởng Công an xã Ba Liên cho biết: “Thủ đoạn của đối tượng là lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết của người dân vùng cao, sự mê tín dị đoan tin vào cúng bái, hủ tục nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” để thực hiện hành vi lừa gạt”.

Liên quan đến vụ việc này, chúng tôi được nhiều người dân cho hay, thời gian gần đây trên địa bàn xã Pờ Ê, huyện Kon Pơ Long, tỉnh Kon Tum xuất hiện nhiều thầy cúng có cách chữa bệnh đậm màu mê tín dị đoan và phản khoa học như thầy Ngâu.

Đến thôn Vi-Ô-Lắc, xã Pờ Ê. Khi chúng tôi hỏi thăm nhà thầy cúng tên là A Nghiêm thì ai cũng biết và hăng hái chỉ đường. Tại nhà A Nghiêm, chúng tôi tận mắt chứng kiến nhiều người dân ở huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) đang ngồi đợi đến lượt mình được thầy “hút độc”. Cũng giống như thầy cúng Đinh Văn Ngâu, bệnh nhân nào đau chỗ nào thì thầy A Nghiêm sẽ cắn vào chỗ đó để “hút độc” ra.

Thầy lang A Nghiêm còn có cách khám bệnh rất kỳ lạ. Thầy không cần hỏi bệnh nhân đau ở đâu, đau thế nào mà chỉ cần nhìn vào tay bệnh nhân đã biết bệnh gì. Nóng sốt, ói mửa, co giật… tất tần tật đều được thầy cầm tay và phán “bị bỏ đồ độc”.

Sau đó, thầy dùng miệng…cắn lên da bệnh nhân để “hút độc”. Người “độc” nhiều thì thầy hút được viên đá to, người “độc” ít thì thầy hút được viên đá nhỏ. Mỗi lần thầy cắn ra đá, người dân lại ồ lên thán phục và cám ơn thầy đã lấy “đồ độc” ra khỏi cơ thể bệnh nhân.

Một bệnh nhân tên Đinh Văn Cao (xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà) cho biết: “Tôi bị đau chân nên cùng với nhiều người dân ở gần nhà cũng bị đau tìm đến nhà thầy Nghiêm chữa bệnh. Lúc nãy thầy hút trong chân của tôi ra 3 viên đá, mọi người trong này cũng đều được thầy cắn lấy đá ra”.

Cứ mỗi viên đá được “hút” ra, bệnh nhân phải trả cho thầy 150 nghìn đồng. Mỗi người, thầy Nghiêm “hút” được từ 4 - 5 viên, trung bình mỗi ngày A Nghiêm đã lừa lấy của người dân hàng triệu đồng. Phần lớn người dân ở các huyện Ba Tơ, Sơn Hà (Quảng Ngãi) tin vào cách chữa bệnh trên nên hàng ngày vượt hàng chục cây số để đến nhà A Nghiêm chữa bệnh bằng cách cắn lấy đá “độc”.

Thấy A Nghiêm chữa bệnh "hái ra tiền" nên một số thầy bói, thầy cúng ở xã Bờ Ê cũng bắt chước hành nghề chữa bệnh để lừa lấy tiền của người dân. Chính quyền địa phương cần phải có biện pháp ngăn chặn, xử lý thích đáng đối với các thầy lang "băm" này và tăng cường công tác tuyên truyền để người dân không bị mắc lừa và đặc biệt đưa người bệnh đến cơ sở y tế chữa trị để đảm bảo tính mạng.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Thầy cúng dùng miệng "chữa bệnh" cho thiếu nữ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO