Thảo luận tại HĐND TP: Xây dựng Hà Nội thành TP đáng sống, thông minh

kinhtedothi| 06/07/2022 14:25

Ngày 6/7, tại kỳ họp thứ bảy, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu xem xét, thảo luận và biểu quyết thông qua nhiều nội dung quan trọng.

Buổi sáng, HĐND thành phố thảo luận tại hội trường về: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 của thành phố; phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố; về giao kế hoạch vốn đầu tư công và kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 của thành phố; về tình hình triển khai và tiến độ công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà điều hành phiên thảo luận
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà điều hành phiên thảo luận

Hai động lực lớn tạo điều kiện phát triển Thủ đô

Thảo luận tại hội trường, ĐB Phạm Đình Đoàn (Tổ đại biểu huyện Mê Linh) đề cập đến việc phân cấp quản lý trên địa bàn TP, ĐB cho rằng đây là định hướng đúng. Để việc phân cấp phát huy hiệu quả cần có sự tham gia sự đánh giá cộng đồng dân cư, DN và các quận, huyện.

Đối với vấn đề giao kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, đại biểu cho rằng, việc giải ngân còn thấp, do đó, cần có quy trình rà soát năng lực cán bộ điều hành.

Liên quan đến việc triển khai công tác đấu giá quyền sử dụng đất của TP, đại biểu đề nghị cần làm rõ kết quả đấu giá so với kế hoạch về cả số lượng và số tiền thu để đánh giá mức độ thực hiện. Đồng thời, phải làm rõ vì sao có quận, huyện đấu giá đất đạt kết quả đạt cao trong khi có quận, huyện đạt kết quả thấp, thậm chí là 0%.

Đại biểu Phạm Đình Đoàn - Tổ đại biểu huyện Mê Linh
Đại biểu Phạm Đình Đoàn - Tổ đại biểu huyện Mê Linh

“Xây dựng Thủ đô kế hoạch 2030, tầm nhìn 2050 có rất nhiều mục tiêu lớn. Đây là một trong những định hướng quan trọng của TP. Rất cần các thế hệ lãnh đạo đột phá, dám chịu trách nhiệm với TP để xây dựng Hà Nội thành TP đáng sống, bền vững, thông minh. Đó là yêu cầu, mong muốn của người dân và là di sản để lại cho thế hệ sau” - ĐB Phạm Đình Đoàn nhấn mạnh.

ĐB Phạm Quang Thanh (Bí thư Huyện uỷ Sóc Sơn) đánh giá 6 tháng đầu năm 2022, TP có nhiều tín hiệu đáng mừng, lạc quan khi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội vẫn tăng trưởng khá; các chỉ tiêu cân đối lớn đều đảm bảo.

Đặc biệt, 6 tháng đầu năm được sự quan tâm T.Ư, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quốc hội thông qua Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Đây được kỳ vọng sẽ là 2 động lực lớn để tạo điều kiện phát triển Thủ đô trong dài hạn.

Nêu một số tồn tại được chỉ ra trong báo cáo, Bí thư Huyện uỷ Sóc Sơn Phạm Quang Thanh cho rằng, công tác phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị trên địa bàn TP chưa thực sự hiệu quả. Đây là điểm nghẽn lớn dẫn đến nhiều bất cập, chậm trễ, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của TP. Do đó, đại biểu đề nghị cần tăng cường sự phối hợp, cải thiện trình, quy rõ trách nhiệm và cải cách thủ tục liên quan việc ra quyết định để việc thực hiện các nhiệm vụ của TP tốt hơn.

Đại biểu Phạm Quang Thanh - Bí thư Huyện uỷ Sóc Sơn
Đại biểu Phạm Quang Thanh - Bí thư Huyện uỷ Sóc Sơn

Đề cập đến vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, Bí thư Huyện uỷ Sóc Sơn Phạm Quang Thanh đánh giá, 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân thấp và phần lớn do nguyên nhân chủ quan như: quy trình, thủ tục đầu tư, GPMB, dịch bệnh… Do đó, cần có giải pháp, điều hành linh hoạt hơn để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công phục vụ việc phát triển chung TP.

Chú trọng nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 khi xuất hiện biến chủng mới

Đánh giá về kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, ĐB Nguyễn Xuân Đại (tổ huyện Hoài Đức) cho rằng với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP đã cơ bản được kiểm soát tốt; tỷ lệ người tử vong thấp.

ĐB Nguyễn Xuân Đại - Tổ đại biểu huyện Hoài Đức
ĐB Nguyễn Xuân Đại - Tổ đại biểu huyện Hoài Đức

Trong tình hình bất ổn của thế giới như vậy, TP Hà Nội không những ổn định mà vẫn có sự phát triển, điển hình là tổ chức tốt SEA Games 31 được quốc tế đánh giá cao; thông qua chủ trương đầu tư Vành đai 4, trình Bộ Chính trị ban hành được Nghị quyết 15 về phát triển Thủ đô…

Về định hướng phát triển nông nghiệp 6 tháng cuối năm, ĐB Nguyễn Xuân Đại cho rằng, với tình hình thế giới, nhất là do xung đột Nga - Ukraine hiện nay sẽ ảnh hưởng chung đến tình hình an ninh lương thực, phân bón. Với Hà Nội có hơn 188 ngàn hecta đất nông nghiệp, 4 triệu người dân khu vực nông thôn… nếu không có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô.

Ngoài ra, nhấn mạnh tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, nhất là đã xuất hiện biến chủng mới, ĐB Nguyễn Xuân Đại đề nghị TP cần tiếp tục chú trọng đến những nhiệm vụ quan trọng về dịch bệnh, đặc biệt là tiến độ tiêm vaccine.

ĐB Trịnh Xuân Quang- Tổ đại biểu quận Thanh Xuân
ĐB Trịnh Xuân Quang- Tổ đại biểu quận Thanh Xuân

Phát biểu thảo luận, ĐB Trịnh Xuân Quang (tổ quận Thanh Xuân) cho rằng, khi TP cơ bản kiểm soát được dịch bệnh đã bước sang giai đoạn phục hồi phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội. GRDP tăng trưởng quý II cao 7,79%; xuất khẩu và tiêu dùng nội địa phát triển mạnh.

Nêu vấn đề công tác đấu giá đất để thu ngân sách địa phương còn chậm…, ĐB Trịnh Xuân Quang cho rằng TP đã xác định tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về chính sách pháp luật, những nút thắt cần phải tháo gỡ trong xác định giá đất khởi điểm, song nhiều đơn vị tư vấn e ngại.

Nguyên nhân sâu xa là từ những vướng mắc về chính sách pháp luật, phương pháp xác định giá. TP đã có nhóm các giải pháp, trong đó có kiến nghị T.Ư sửa đổi các chính sách đất đai... ĐB cho rằng đây là những đề xuất trúng và đúng. Đồng thời đề nghị, trong Quý III/2022, TP tập trung hiện thực hóa những đề xuất này để đảm bảo hiệu quả thu ngân sách cho TP.

Cần thiết có chính sách bảo vệ làng cổ Đường Lâm

ĐB Trần Anh Tuấn – Bí thư Thị ủy Sơn Tây cho biết, trong 6 tháng cuối năm, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa kinh tế dịch vụ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó, mong TP quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo thị xã Sơn Tây phát triển mạnh hơn về tuyến phố đi bộ, tạo được không gian đô thị. Sau 2 tháng triển khai, đã đánh giá được thành công của tuyến phố đi bộ, xúc tiến tăng trưởng kinh tế.

“Tới đây, mong TP hỗ trợ Sơn Tây thí điểm hệ thống xe điện, đưa đón khách du lịch từ các khu nghỉ dưỡng ra tuyến phố đi bộ và các di tích của Sơn Tây vào dịp cuối tuần” - ĐB Trần Anh Tuấn đề xuất.

Đại biểu Trần Anh Tuấn – Bí thư Thị ủy Sơn Tây
Đại biểu Trần Anh Tuấn – Bí thư Thị ủy Sơn Tây

Theo ĐB Trần Anh Tuấn, về lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta còn chậm trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Nhân dân có hiện tượng không canh tác, để ruộng hoang hóa. Tuy nhiên, khi nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã muốn tích tụ ruộng đất, thực hiện dự án, thì người dân lại đòi giá cao. Do đó, cần phải có giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Liên quan sắp xếp quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước, TP đã tổng hợp, sắp xếp nhưng tốc độ sắp xếp còn chậm. Có thể chúng ta lựa chọn chia theo nhóm lĩnh vực, chia theo địa bàn để sắp xếp bởi tài sản nhà đất để lâu sẽ xuống cấp, lãng phí.

Về công tác GPMB, khâu xác định nguồn gốc đất rất khó khăn, phức tạp khiến cán bộ cơ sở chưa tự tin, dẫn đến việc trao đổi qua lại mất nhiều thời gian, nên giải ngân đầu tư công chậm trễ.

“Trên địa bàn thị xã Sơn Tây có làng cổ Đường Lâm, làng cổ độc nhất vô nhị ở miền Bắc được công nhận di sản. Tuy nhiên, hiện nay còn một số bất cập như việc giãn dân nhiều năm nay chưa thực hiện được. Nếu không có chính sách bảo vệ làng cổ Đường Lâm, trong tương lai sẽ mất làng cổ này” - ĐB Trần Anh Tuấn chia sẻ.

Xem xét vấn đề thể chế để tháo gỡ điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải thay mặt UBND TP tiếp thu, giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu nêu cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, ngoài triển khai nhiệm vụ thường xuyên thì TP còn triển khai rất nhiều nội dung lớn. Theo đó, toàn bộ hệ thống đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ và đề xuất giải pháp chiến lược cho sự phát triển dài hạn TP.
Báo cáo sâu hơn 8 nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng sự phát triển của TP như các đại biểu đã nêu, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải cho biết, trong đó có nhiều nguyên nhân qua nhiều thời kỳ và nguyên nhân mới.
Cụ thể, đối với tồn tại, hạn chế liên quan đến việc phân cấp uỷ quyền, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, hiện nay TP triển khai rất quyết liệt theo phương châm và nguyên tắc 5 rõ.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải thay mặt UBND TP tiếp thu, giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu nêu
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải thay mặt UBND TP tiếp thu, giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu nêu

Trong quá trình triển khai thực hiện khối lượng công việc lớn, nhiều việc lớn do đó có nhiều nội dung phân công, phân cấp còn chồng chéo dẫn đến việc chỉ đạo, điều hành bị chậm và tính hiệu quả không cao.
Đối với nguyên nhân liên quan nguyên tắc thị trường, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, quy trình đánh giá của TP được thường xuyên rà soát. Tuy nhiên, tính kịp thời trong rà soát, bổ sung, sửa đổi còn chậm. Trong đó có 2 nhóm, nhóm liên quan đến các quy chuẩn thuộc T.Ư và nhóm phân cấp cho TP. Đối với các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách, TP đang tiếp tục rà soát, đề xuất, báo cáo T.Ư để có cơ chế phân quyền, uỷ quyền cho TP thực hiện.
Đối với công tác phối hợp ngang, dọc, TP đã nhận diện qua nhiều giai đoạn, nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn vướng mắc. Do đó, TP đã yêu cầu các đơn vị trong quá trình thực hiện phải phân rõ từng nhiệm vụ để có trả lời cụ thể phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.
Đối với công tác CCHC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và xây dựng cơ sở giữ liệu tập trung của TP, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, giữ liệu chung còn phân tán nên khi tập trung báo cáo, đánh giá đều phải gửi văn bản đi xin nên thời gian phục vụ cho phân tích, đánh giá thiếu, chất lượng yếu. Do đó, TP xác định sẽ thực hiện quyết liệt trong vấn đề giữ liệu dùng chung và cơ chế để chia sẻ.
Liên quan vấn đề thể chế chính sách, nguyên nhân là tập hợp đánh giá những nội dung vướng mắc và tổng kết đánh giá, đề xuất những cơ chế chính sách mới. TP sẽ tập trung tháo gỡ, nhất những điểm nghẽn. Còn về vấn đề năng lực, tư duy và cách làm việc của cán bộ, TP đang có giải pháp tự đào tạo lại. Đối với công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát chưa kịp thời, quyết liệt và hiệu quả. Điều này TP sẽ bố trí lại quỹ thời gian để đảm bảo khoa học hơn.
Giải trình thêm vấn đề mà các ĐB nêu liên quan đến việc chậm giải ngân vốn đầu tư công, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải cho biết, TP tiếp thu toàn bộ nội dung để có cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm tra, đôn đốc. Đồng thời, xem xét vấn đề thể chế để tháo gỡ điểm nghẽn và tạo động lực cho phát triển.
Còn đối với vấn đề phân cấp uỷ quyền, từ nay đến tháng 9/2022, TP giao các đơn vị rà soát, xem xét đánh giá để phân cấp mạnh mẽ theo đúng thẩm quyền.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Thảo luận tại HĐND TP: Xây dựng Hà Nội thành TP đáng sống, thông minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO