Thần Quý Minh Đại Vương thờ tại đình Thủy Trú

Phạm Bá Dực| 18/09/2018 17:18

Thủy Trú xưa thuộc tổng Bạch Sam, huyện Duy Tiên, phủ Lý Nhân, trấn Sơn Nam Thượng. Nay Thủy Trú thuộc xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội. Là làng Việt cổ có từ thời Hùng Vương dựng nước, làng có ngôi đình xây dựng cách nay 147 năm thờ thần Quý Minh Đại Vương - một trong ba vị Thánh Tản. Đình còn lưu giữ cuốn Thần phả và 19 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến ghi lại công lao của thần Quý Minh Đại Vương. Đình đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa tháng 8/2000.

Sự tích Thành hoàng

Làng Thủy Trú nằm bên dòng Lương Giang cổ xưa, là nơi có nhiều di tích kiến trúc như: Đình làng thờ thần Quý Minh Đại Vương, chùa thờ Phật. Đặc biệt là đình làng có cuốn Thần phả nói về sự tích tam vị Thành hoàng ở đình là thần Quý Minh Đại Vương; Thủy Tinh tôn thần phu nhân và Thạch Duyên tôn thần phu nhân. Về sự tích thần Quý Minh Đại Vương được truyền lại như sau:

Ở động Lẵng Sương, huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Sơn Tây có hai anh em họ Nguyễn tuổi đã cao nhưng chưa có con. Tuy nhà nghèo nhưng hay làm việc thiện. Một ngày xuân, vợ chồng hai anh em lên núi Tản Lĩnh cầu phúc, và đã linh ứng. Trở về nhà, hai bà đã mang thai. Mười hai tháng sau, vợ người anh sinh một con trai; vợ người em sinh đôi được hai người con trai. Ba người con đều khôi ngô tuấn tú khác thường. Tròn một trăm ngày, họ đặt tên người anh cả là Tuấn, anh hai là Sùng và người em thứ ba là Hiến.

Thần Quý Minh Đại Vương thờ tại đình Thủy Trú
Đình làng Thủy Trú
Ba anh em được tiên sinh Hoa Đường dạy dỗ chu đáo, vốn thông minh nên văn võ song toàn nổi tiếng. Nhân dân trong vùng tôn là thánh nhân xuất thế. Sau khi cha mẹ lần lượt từ trần, ba anh em rủ nhau lên núi Tản Lĩnh mưu sự nghiệp lớn cho dân cho nước. Ở đây ba anh em được nữ thần núi là Ma Thị Cao nhận làm con nuôi, và bà quý như con đẻ. Bà đã trao khu rừng núi cho ba anh em cai quản.

Do tài năng và đức độ, người anh cả Tuấn được Tinh Thái Bạch trao cho trúc trượng có đầu sinh, đầu tử và cuốn sách ước để giúp dân. Đi đến đâu các vị cũng giúp dân cứu nạn, chống lũ, chống hạn, làm việc thiện, uy danh lừng lẫy khắp nơi và được nhân dân tôn làm Tam vị Thánh Tản. Đó là Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương và Quý Minh Đại Vương.

Thời đại Hùng Vương, Quốc hiệu Văn Lang đóng đô ở Phong Châu. Đời vua Hùng thứ 18 là Hùng Duệ Vương, có nàng công chúa út là Mỵ Nương đến tuổi trưởng thành, nhà vua dựng lầu kén rể ở Phong Châu.

Tản Viên Sơn Thánh cùng hai em đến dự tuyển. Qua thử tài, Tản Viên là người văn võ song toàn và có nhiều phép lạ, là người giỏi nhất thiên hạ. Vua Hùng xuống chiếu ban làm Phò Mã sánh duyên cùng công chúa Mỵ Nương. Còn Cao Sơn và Quý Minh được phong tướng trong triều. Đất nước thanh bình, vua sáng tôi hiền, nhân dân được sống cảnh thái bình hạnh phúc ấm no.

Một lần nhà vua cùng Quý Minh đi chu du sông biển… Đến trấn Sơn Nam Thượng, qua làng Thủy Trú thấy nơi đây sông nước uốn lượn, dáng rồng hổ bao quanh, ruộng đất nhiều và màu mỡ do phù sa sông Cái bồi đắp, nhân dân giàu có đủ đầy và đông đúc, Quý Minh tâu với nhà vua cho lập hành cung ở đây. Ông cũng xin nhà vua cho xây dựng đội thủy binh, đồn trú tại dòng Lương Giang. Nhà vua chuẩn tấu. Đội thủy binh đóng trên đoạn sông từ Thủy Trú xuôi xuống làng Hòa Thượng dài trên 1km.

Thần Quý Minh Đại Vương thờ tại đình Thủy Trú
Đường vào đình làng Thủy Trú
Tại đây, ông khuyến khích người dân làm ruộng cấy lúa, trồng dâu nuôi tằm… làm việc thiện, trừ hại, lấy nhân nghĩa củng cố lòng dân, lấy hòa mục dựng xây phong tục đẹp, xây dựng xóm làng trở thành trù phú. Ông có công lao với dân trong một vùng rộng lớn đồng thời xây dựng đội thủy binh hùng mạnh để bảo vệ đất nước.

Một thời gian sau đó ở Bộ Ai Lao có Thục Phán, nhận thấy vua Hùng không có người kế vị ngôi báu, nên chúng đem quân xâm lược Văn Lang hòng cướp ngôi vua… Nhà vua triệu tập tướng lĩnh, trong đó có tam vị thánh Tản. Nhà vua giao cho Tản Viên Sơn Thánh đứng đầu quân đội, Cao Sơn, Quý Minh làm tướng chỉ hủy bộ binh và thủy binh các hướng đánh đuổi quân Thục Phán.

Từ đây, đội thủy binh do Quý Minh chỉ huy xuất phát phối hợp cùng các cánh quân thủy, bộ các hướng tiến đánh quân Thục Phán. Quân Thục bị đánh tan tác trên các mặt trận, quân sĩ một phần bị tiêu diệt, số còn lại buộc chúng phải tháo chạy về nước.

Thắng trận trở về, nhà vua ban thưởng và phong cho Sơn Thánh là Nhạc phủ kiêm Thượng Đẳng Thần; phong cho Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương Thượng Đẳng Thần.

Thần Quý Minh Đại Vương, sau chiến thắng trở về hành cung ở vùng Thủy Trú nơi có đội thủy binh do ngài lãnh đạo.

Quân Thục Phán chưa từ bỏ ý đồ xâm lược Văn Lang. Ít lâu sau, chúng huy động 20 vạn quân tái xâm lược. Vua Hùng lại cử Tản Viên cùng Cao Sơn, Quý Minh chỉ huy tướng sĩ, phối hợp thủy bộ tiến đánh quân Thục Phán ở các mặt trận. Quân Thục Phán một lần nữa đại bại, và từ đó chúng từ bỏ dã tâm xâm lược Văn Lang.

Do vậy, trong tâm thức dân gian truyền lại về sự tích ba vị Đại Vương là một và một cũng là ba. Họ hóa thân vào tâm huyết tôn vinh của người Việt trong bảo vệ và dựng xây đất nước. 

Thần phả đã ghi sự tích trên, đời sau nhân dân đã xây dựng miếu thờ, tôn Quý Minh Đại Vương làm Thành hoàng. Thần Quý Minh Đại Vương trong văn hóa tâm linh là vị vua tinh thần của làng từ thuở hồng hoang đã sinh cơ lập nghiệp ở đây. Do đó làng đã xây miếu, sau này xây đình để thờ từ đó đến nay làm tấm gương cho các thế hệ ghi nhớ và noi theo.

Thủy Trú là làng Việt cổ có các dòng họ như: Hoàng, Lê, Nguyễn, Đỗ, Lại. Đình còn lưu giữ một bản Thần phả bằng chữ Hán, 19 đạo sắc phong, bản xưa nhất niên hiệu Cảnh Hưng 44 (năm 1783), bản gần nhất niên hiệu Khải Định 9 (năm 1924).    

Lễ vật dâng ngày giỗ

Một tháng hai kỳ là ngày mồng 1, ngày rằm, dân làng dâng lễ gồm xôi thịt oản quả. Một năm có 4 ngày lễ gọi là “Tứ quý kỳ phúc” vào đầu xuân, đầu hạ, đầu thu và cuối đông. Trong 4 kỳ lễ thì có 2 kỳ lễ lớn là lễ sinh nhật Thành hoàng ngày 12 tháng 5 và ngày giỗ Thành hoàng ngày 12 tháng 11 âm lịch đồng thời cũng là ngày lễ hội lớn của làng. 

Lễ hội thường được tổ chức trong 3 ngày từ 12 đến 14 tháng 11 âm lịch. Trong ngày lễ hội, già trẻ trai gái mặc trang phục đẹp, sân đình và miếu cờ hoa rực rỡ. Ngày 12 tổ chức rước kiệu Thành hoàng từ đình ra miếu, làm lễ tế ở miếu, tế xong rước Thành hoàng về đình. Buổi tế lễ ở đình có các làng quan anh, quan em, như các làng Giáp Ba, Giáp Tư, Hòa Thượng cùng bản xã tới dự. Tế hội đồng diễn ra theo nghi thức Cung Đình để tôn vinh công lao của thần đã giúp cho sự bình yên của đất nước, hạnh phúc của muôn dân.

Sau phần lễ, phần hội diễn ra tại sân đình và trên hồ đình với những trò chơi dân gian do người dân sở tại sáng tạo với nhiều trò chơi độc đáo trong 3 ngày… Những nghi lễ đó vẫn duy trì đến ngày nay, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới. 
(0) Bình luận
  • Cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Đối với việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trên địa bàn huyện Đông Anh, Bí thư Huyện uỷ Đông Anh Lê Trung Kiên đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chủ trì, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện Chỉ thị.
  • Chung sức đồng lòng thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” đã nêu rõ, lịch sử văn hiến hơn 1000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.
  • Xây dựng nhà trường trở thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách; giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội
    Thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU, ngày 19/02/2024 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nhiều trường học trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh các chương trình giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội; hoàn thiện các tiêu chí xây dựng “Trường học hạnh phúc”... Tiêu biểu trong số đó phải kể đến trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô. Đây là một trong năm nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) được Đảng bộ TP Hà Nội đề ra, xác định đây là khâu đột phá trong thực hiện Chương trình 06 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025"
  • Góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh theo Chỉ thị 30-CT/TU của Thành uỷ Hà Nội
    Thành uỷ Hà Nội yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng, thực hiện giá trị, chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới; coi đây là một nguồn lực, động lực quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Phát huy hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương
    Ngay sau khi Thành ủy ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 19/02/2024 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” (Chỉ thị 30-CT/TU), các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ quận đến cơ sở trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, sâu rộng. Đáng lưu ý, quận Hai Bà Trưng chú trọng đến việc phát huy hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống trên địa bàn quận, gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Thần Quý Minh Đại Vương thờ tại đình Thủy Trú
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO