Tham ô tài sản, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Haprosimex lĩnh án 17 năm tù

Kim Anh (TTXVN)| 18/12/2018 18:29

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án phạt bị cáo Nguyễn Cự Tẩm về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt chung đối với bị cáo Tẩm là 17 năm tù.

Trong 2 ngày 17 và 18-12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử, tuyên án phạt bị cáo Nguyễn Cự Tẩm (sinh năm 1959, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Haprosimex kiêm Giám đốc Nhà máy Dệt kim Haprosimex) 9 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 356, khoản 3, Bộ luật Hình sự năm 2015; 8 năm tù về tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 353, khoản 2, Bộ luật Hình sự năm 2015; tổng hợp hình phạt chung đối với bị cáo Tẩm là 17 năm tù.

Đồng phạm với bị cáo Nguyễn Cự Tẩm trong vụ án này còn có Phạm Thị Minh Phương (sinh năm 1975, nguyên Trưởng phòng Kế toán Nhà máy Dệt kim Haprosimex) bị phạt 4 năm tù về tội “Tham ô tài sản”.

Theo cáo trạng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Haprosimex thành lập năm 1993, thuộc sở hữu nhà nước. Bị cáo Nguyễn Cự Tẩm là Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật của công ty.

Trong khoảng thời gian từ ngày 1-7-2010 đến tháng 3-2016, bị cáo Nguyễn Cự Tẩm được bổ nhiệm kiêm chức danh Giám đốc Nhà máy Dệt kim Haprosimex tại Khu công nghiệp Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội).

Bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ đạo cấp dưới tại nhà máy để ra quyết định chi trả phụ cấp, lập chứng từ, chi tiền phụ cấp cho bản thân bị cáo trái pháp luật, trái điều lệ công ty. Tổng số tiền bị cáo hưởng lợi là gần 1,4 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra đã xác minh tại Haprosimex và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, kết quả, việc Nhà máy Dệt kim Haprosimex chi trả tiền phụ cấp cho bị cáo Tẩm là không có cơ sở, không phù hợp quy định của pháp luật.

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Cự Tẩm khai, số tiền phụ cấp nêu trên không căn cứ quy định nào của Nhà nước nhưng với công sức cống hiến tại nhà máy, bản thân bị cáo nhận thức mình xứng đáng được hưởng. Việc nhận phụ cấp là công khai, có nộp thuế thu nhập cá nhân.

Khi bị điều tra, ngày 27-2-2017, bị cáo Tẩm đã chỉ đạo Phạm Thị Minh Phương (nguyên là Trưởng phòng Kế toán) và một số nhân viên lập bảng kê, phiếu chi phụ cấp cho bị cáo số tiền nói trên, đồng thời hạch toán một phần số tiền này vào tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp.

Ngoài hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, bị cáo Tẩm còn bị truy tố về hành vi tham ô số tiền lãi vay từ hợp đồng cho vay khống và tiền tạm ứng chi phí hành chính.

Cụ thể, năm 2012, Nhà máy Dệt kim Haprosimex khó khăn về tài chính nên bị cáo Tẩm đề nghị các cán bộ chủ chốt cho nhà máy vay tiền. Từ năm 2012 đến năm 2016, nhà máy nhiều lần vay và trả nợ các khoản vay ngắn hạn đứng tên cá nhân, tổ chức khác nhau.

Tháng 6-2014, bị cáo Tẩm thống nhất với bị cáo Phạm Thị Minh Phương lập phiếu thu khống với nội dung cho vay ngắn hạn số tiền 600 triệu đồng nhưng không nộp tiền vào nhà máy. Sau đó, đến tháng 4-2015, lập các chứng từ để trả lãi vay hơn 233 triệu đồng. Số tiền này bị cáo Tẩm nhận và sử dụng cho mục đích cá nhân.

Từ tháng 4-2015 đến tháng 12-2015, khi cấp dưới nộp lại tiền tạm ứng, bị cáo Tẩm trực tiếp nhận số tiền 156 triệu đồng và sử dụng cá nhân, không nộp vào nhà máy. Tổng cộng số tiền bị cáo Tẩm tham ô là hơn 389 triệu đồng.

Hội đồng xét xử xác định, bị cáo Nguyễn Cự Tẩm phải chịu trách nhiệm về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước để trục lợi số tiền gần 1,4 tỷ đồng; hành vi “tham ô tài sản” 2 khoản lập khống khoản vay 600 triệu đồng và tiền tạm ứng chi hành chính với tổng số tiền hơn 389 triệu đồng. Bị cáo Phạm Thị Minh Phương phải chịu trách nhiệm về hành vi giúp sức cho bị cáo Tẩm tham ô số tiền hơn 233 triệu đồng.
(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
  • Cầu nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả
    Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Hội nghị lần thứ Nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài thông qua nhiều nội dung quan trọng
    Trong không khí phấn khởi trước thành công của việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã và chương trình công tác tháng 7 của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội), chiều ngày 4/7 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội.
  • Cấp tỉnh, cấp xã (mới) theo thẩm quyền không để chậm trễ, bỏ sót công việc
    Ngày 4/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Tham ô tài sản, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Haprosimex lĩnh án 17 năm tù
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO