Thông tin doanh nghiệp

Tết này lên núi Bà Đen chiêm bái Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc và xem Hội Xuân núi Bà

PV 10:24 06/02/2024

Tết Giáp Thìn và suốt mùa lễ hội tháng Giêng, Núi Bà Đen (Tây Ninh) đang là điểm đến đáng chú ý bậc nhất khu vực phía Nam, với Lễ hội Xuân Núi Bà và nhiều trải nghiệm năm mới đặc sắc.

1.jpg
Đỉnh núi Bà Đen huyền ảo trong đêm. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Hội Xuân núi Bà tưng bừng kéo dài suốt tháng Giêng

Diễn ra thường niên tại khu du lịch núi Bà Đen vào những ngày đầu năm mới, Hội Xuân núi Bà là lễ hội lớn nhất và được người dân Tây Ninh đón đợi nhất trong năm. Hội Xuân núi Bà Đen năm 2024 với chủ đề “Hương sắc Tây Ninh” sẽ tiếp tục tổ chức với quy mô hoành tráng cùng hoạt động văn hoá nghệ thuật đặc sắc trong suốt tháng Giêng năm Giáp Thìn.

2.jpg
Lễ khai mạc Hội xuân núi Bà 2023 - Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Lễ khai mạc Hội xuân Núi Bà Đen 2024 sẽ chính thức diễn ra vào 18h ngày 13/02/2024 (tức ngày Mùng 4 Tết) với chương trình nghệ thuật đặc sắc và cùng màn trình diễn pháo hoa nghệ thuật mãn nhãn ngay tại quảng trường nhà ga cáp treo lên núi Bà Đen. Lễ khai mạc sẽ có sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng và được truyền hình trực tiếp trên đài Truyền hình Tây Ninh.

3.jpg
Không khí đậm sắc xuân trên đỉnh núi Bà - Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Sau đêm khai mạc, một loạt các hoạt động nghệ thuật đậm sắc màu văn hoá bản địa sẽ liên tục được biểu diễn tại Sun World Ba Den Mountain trong suốt tháng Giêng như trình diễn nhạc ngũ âm, múa Khmer, hay trống Chhay dăm – điệu múa trống độc đáo được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

4.jpg
Hệ thống chùa Bà đón hàng ngàn du khách vào những ngày đầu năm mới - Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Hội Xuân đặc trưng với những nghi thức trang nghiêm bày tỏ lòng tôn kính trước Linh Sơn Thánh Mẫu thiêng liêng, là nơi nhân dân đến cầu nguyện cho một năm mới ấm no, an bình. Đây cũng là dịp để nhân dân và du khách hoà mình vào không khí đậm sắc xuân rực rỡ với hàng vạn bông hoa tulip bung nở cùng hàng trăm loài hoa khoe sắc trên đỉnh núi cao nhất Nam bộ.

Cầu hỷ lạc trong Hội xuân Di Lặc

Năm nay, tháng Giêng cũng là dịp để du khách hoà vào không khí thiêng liêng của Hội xuân Di Lặc trên nóc nhà Nam bộ - ngày hội để nhân dân gửi gắm ước nguyện về một năm mới bình an và nhiều hỷ lạc trước Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn hàng đầu thế giới.

Nằm ở độ cao 900m trên đỉnh núi Bà Đen, Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc có chiều cao 36m, mang khuôn mặt hiền từ, nụ cười hoan hỉ, hình tướng mập mạp, cổ đeo tràng hạt. Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc được tạo hình theo một phương thức đặc biệt chưa từng có tại Việt Nam: ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo cảm hứng ruộng bậc thang.

5.jpg
Hội xuân Di Lặc là nơi để nhân dân gửi gắm ước nguyện về một năm mới nhiều niềm vui - Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Bồ Tát Di Lặc ngồi trên thác nước chảy tràn, mắt hướng về phía Đông nơi mặt trời mọc như hướng về tương lai, bao quát toàn cảnh đồng bằng Nam bộ cùng hồ Dầu Tiếng rộng lớn. Từ trên cao, Phật Di Lặc nở nụ cười hỉ hả như ban phước lành, nỗi hân hoan và niềm hạnh phúc vĩnh cửu tới chúng sinh.

Bồ Tát Di Lặc là vị Phật trong tương lai tượng trưng cho hoan hỷ, vui vẻ, hỷ xả, và bao dung. Vì vậy, vào những ngày đầu tiên của năm mới, Lễ Vía Bồ Tát Di Lặc được tổ chức rất lớn ở nhiều nơi trên thế giới, với mong ước được trọn năm an vui hạnh phúc và đặt mọi hi vọng vào tương lai.

6.jpg
Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn hàng đầu thế giới trên đỉnh núi Bà Đen - Ảnh: Sun World Ba Den Mountain.

Tại núi Bà Đen, Hội xuân Di Lặc là một trong những lễ hội lớn và quan trọng nhất trong năm, được tổ chức trong suốt Tháng Giêng và tháng Hai âm lịch. Rất nhiều nghi thức trang trọng và thiêng liêng được tổ chức trong những ngày này để nguyện cầu cho quốc thái dân an, vạn sự an yên hỷ lạc.

Bồ Tát Di Lặc tới đâu, ở đó có hạnh phúc, có niềm vui và sự an lạc. Bởi vậy, hành trình du xuân đến với núi Bà Đen để chiêm bái Di Lặc Bồ Tát sẽ là hành trình tìm đến miền đất của sự hoan hỉ, cởi bỏ mọi muộn phiền, âu lo để kiếm tìm niềm hạnh phúc viên mãn.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Nâng cao vị thế, vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô
    Hơn một thiên niên kỷ nay, Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Nhất là từ sau ngày giải phóng Thủ đô, vai trò trung tâm ấy càng thể hiện rõ nét hơn. Với số lượng đông đảo, trong đó có không ít tác giả tên tuổi, văn nghệ sĩ Thủ đô đã góp phần làm nên vóc dáng, diện mạo văn học nghệ thuật (VHNT) Thủ đô.
  • Khai mạc Triển lãm VIMEXPO 2024
    Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – Vimexpo 2024 được chính thức khai mạc vào ngày 17/10/2024 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB nước giải khát có đường
    Ngày 17/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”.
Đừng bỏ lỡ
  • Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hồ Gươm của tác giả Quang Hoài nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
  • Triển lãm ảnh về khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
  • Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024: Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật
    Liên hoan năm nay có sự tham gia của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc, mang đến hơn 200 tiết mục ca múa nhạc và nhạc kịch. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ cống hiến những màn trình diễn được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.
  • Lan tỏa những tấm gương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu vì cộng đồng, xã hội
    Sáng 16/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Tết này lên núi Bà Đen chiêm bái Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc và xem Hội Xuân núi Bà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO