Tập đoàn Bảo Viêt và những lùm xùm qua các đời Tổng Giám đốc
Được đánh giá là đứng đầu ngành tài chính bảo hiểm nhưng Bảo Việt liên tiếp vướng vào những lùm xùm liên quan đến chuyện “giời ơi đất hỡi” của những ông Tổng giám đốc đáng lẽ không nên có đối với một tập đoàn lớn như vậy…
Theo bảng xếp hạng Thương hiệu Việt Nam 2018 vừa được Brand Finance công bố, Tập đoàn Bảo Việt là thương hiệu đứng đầu trong ngành tài chính – bảo hiểm, trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Giá trị thương hiệu Bảo Việt được định giá đạt 116 triệu USD, tăng 8 triệu USD. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Bảo Việt lại vướng phải những "lùm xùm" đáng lẽ không nên có đối với một tập đoàn lớn như vậy.
Tập đoàn Bảo Việt và lùm xùm mang “thương hiệu” của những ông Tổng Giám đốc
Cả chuyến bay đợi khách vip là TGĐ Bảo Việt?
Đó là câu chuyện mới xảy ra với chuyến bay VN31 của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), khởi hành từ TP HCM (SGN) đi Frankfurt (FRA) vào đêm 28/5/2019. Theo lịch trình, chuyến bay dự kiến khởi hành vào lúc 22h30, nhưng thực tế đã phải dời đến hơn nửa tiếng đồng hồ sau mới cất cánh.
Lý do chậm trễ của chuyến bay này do “nhận được yêu cầu “delay” của Phó TGĐ Hàng không VN Lê Hồng Hà để chờ một hành khách nối chuyến từ chuyến bay VN279 Hà Nội đi TP HCM sẽ hạ cánh lúc 22h15.
Vị khách đặc biệt khiến cả chuyến bay hơn 216 hành khách (loại Boeing 787-9 Dreamliner) này được xác nhận là ra tới máy bay lúc 22h55.
Dư luận cho rằng đó là Đỗ Trường Minh - TGĐ của Tập đoàn Bảo Việt. Tuy nhiên, sau đó, phía Bảo Việt đã có những thông tin phủ nhận vị khách vip kia không phải là ông Minh.
Được biết, ôn Đỗ Trường Minh sinh năm 1971, tố nghiệp ĐH Hàng Hải – Hải Phòng, từng công tác tại Công ty TNHH MTV Vận tải tàu cao tốc Bắc Nam, thuộc Công ty Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines). Tại đây, Đỗ Trường Minh từng nắm giữ vị trí Trưởng phòng Pháp chế của công ty vận tải Vinashinlines, nơi có những đội tàu trọng tải siêu chuyên chở hàng đi Singapore, châu Âu và một số tuyến Nam Mỹ, Hoa Kỳ…
Sau đó, ông Minh chuyển công tác về ngành bảo hiểm. Minh nắm giữ vị trí lãnh đạo cấp phòng – ban của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI). Từ đó ông Minh gia nhập Tập đoàn Bảo Việt, leo dần lên Giám đốc Khối Quản lý Hoạt động Tập đoàn Bảo Việt.
Ông Nguyễn Tường Minh từng dính nghi vấn khiến cả chuyến bay phải đợi hồi tháng 5/2019.
Mất chức vì hành vi say rượu
Cuối năm 2017, trên mạng xã hội đăng tải đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông được cho là Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt say rượu, có hành vi văng tục và xúc phạm tài xế taxi.
Theo clip ghi lại, nữ tài xế hãng taxi VIC phát hiện ra vị khách nôn mửa ra xe do quá say rượu. Sau đó, tài xế đã dừng xe và yêu cầu người đàn ông xuống xe để dọn bãi “chiến trường”. Tuy nhiên, người đàn ông này lại có những lời lẽ văng tục, chỉ tay về phía người phụ nữ rồi văng những lời tục tĩu và cố tình không xuống xe. Người đàn ông đó chính là Nguyễn Quang Phi, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt.
Clip dấy lên sự phẫn nộ trong xã hội về chuẩn mực đạo đức của một lãnh đạo cấp cao của tập đoàn tài chính uy tín bậc nhất Việt Nam là khôn thể chấp nhận được.
Ngày 3/1/2018, Tập đoàn Bảo Việt nhận được văn bản của Bộ Tài chính về việc ông Nguyễn Quang Phi thôi là người đại diện vốn nhà nước của cổ đông Bộ Tài chính. Căn cứ quy định tại điều lệ của Tập đoàn Bảo Việt, ông Phi không còn là thành viên Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bảo Việt.
Cũng trong ngày 3/1, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bảo Việt ban hành quyết định cho ông Nguyễn Quang Phi thôi giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt và ra quyết định bổ nhiệm Đỗ Trường Minh, thành viên Hội đồng Thành viên, giữ chức vụ quyền Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt. Từ ngày 27/6/2018, ông Minh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt.
Cựu giám đốc bị khởi tố về hành vi thiếu trách nhiệm
Trước đó, năm 2014, Với cáo buộc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nhiều tỷ đồng, ông Trần Trọng Phúc (nguyên tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt) đã bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố bắt giam để điều tra. Kéo theo đó là hàng loạt lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn này xin thôi không giữ các chức vụ, đánh dấu 1 năm đen tối của Bảo Việt.
Tài liệu cơ quan chức năng bước đầu xác định, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt không được duyệt chi hoa hồng bảo hiểm cho các đại lý nhưng từ năm 2009-2011, tại Công ty Bảo Việt Bến Tre, Tổng Công ty BảoTổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt vẫn chi hoa hồng cho các đại lý, gây thiệt hại gần 5 tỷ đồng
Bảo hiểm Bảo Việt vẫn chi hoa hồng cho các đại lý, gây thiệt hại gần 5 tỷ đồng.