Tăng năng suất lao động: Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ

Linh Ly (Thời báo Ngân hàng)| 08/08/2019 20:51

“Tiềm lực để tăng năng suất trong mỗi người dân còn nhiều. Nếu chúng ta tăng gấp đôi năng suất lao động (NSLĐ), khoảng cách thu nhập và mức sống so với các nước sẽ rút ngắn hơn nữa”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị về cải thiện NSLĐ quốc gia ngày hôm qua.

Tăng năng suất lao động: Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ
Ảnh minh họa

Theo Tổng cục Thống kê, NSLĐ tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN. Năm 2018 NSLĐ của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động); tính theo giá so sánh, tăng 6% so với năm 2017.

Tuy nhiên, NSLĐ của Việt Nam mới chỉ bằng 7,3% Singapore, bằng 19% của Malaysia, 37% của Thái Lan, 44,8% của Indonesia và mới bằng 55,9% của Philippines…

Thực tế trên rất đáng quan ngại, tạo áp lực cho việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và thế giới. Kinh nghiệm thế giới cũng cho thấy sự phát triển thành công của các nước đều dựa trên nền tảng khoa học công nghệ. Bối cảnh tự do hóa thương mại và CMCN 4.0 ngày càng phát triển vừa là cơ hội để Việt Nam phát triển kinh tế, nhưng cũng đưa đến nguy cơ Việt Nam dễ “bị bỏ lại xa hơn”. 

Vì vậy “cải thiện NSLĐ là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng DN, là vấn đề sống còn nhằm thúc đẩy tăng trưởng, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tránh tụt hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trên thế giới”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư  Nguyễn Chí Dũng phát biểu.   

Giữa NSLĐ và tăng trưởng GDP là mối quan hệ tương hỗ. Năng suất cao thì tăng trưởng GDP cao và ngược lại, tăng trưởng GDP cao thì NSLĐ sẽ cao. “Với năng suất cao hơn, tăng việc làm có chất lượng hơn sẽ tạo ra lợi ích theo cấp số nhân”, Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Nhưng theo bức tranh tổng thể về NSLĐ được các bộ, ngành đưa ra tại hội nghị cho thấy, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước.

Cũng khẳng định tăng NSLĐ là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, là con đường duy nhất để tăng trưởng kinh tế bền vững về dài hạn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu cần có sự phân tích để hiểu rõ năng lực của người lao động, để hiểu rõ vì sao NSLĐ của Việt Nam vẫn thấp so với các nước ASEAN và tìm cách khắc phục.

Cũng với tinh thần đó, ông Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đề nghị cần phải chú trọng đầu tư theo chiều sâu cho các ngành, các DN để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường đổi mới công tác quản lý, cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh. Và Việt Nam phải đặc biệt đầu tư cho đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh tiến bộ khoa học và công nghệ, vì nhờ có đổi mới sáng tạo, tăng cường tiến bộ khoa học và công nghệ mới thay đổi được cách thức làm việc, mới có thể làm nhanh hơn, hiệu quả hơn, tạo ra sản phẩm hàng hóa mới hơn với chất lượng và giá trị cao hơn.

Góp thêm tiếng nói từ cộng đồng DN, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, tăng NSLĐ nên được gắn kết với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng tới việc đạt được giá trị lao động cao hơn. Tình hình thực tiễn cũng cần được hiểu theo nghĩa rộng, tức là phát hiện, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của tất cả các nguồn lực tổng hợp về tài nguyên, nhân lực, việc ứng dụng khoa học, công nghệ và tận dụng cơ hội... để cải thiện NSLĐ.

Một đề xuất quan trọng được đưa ra là cần sớm thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia để hình thành bộ máy, cơ quan chuyên sâu về NSLĐ thực hiện nhiệm vụ điều phối, phối hợp các động lực tăng năng suất quốc gia của Việt Nam. Đồng thời, khẩn trương xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về nâng cao NSLĐ của Việt Nam với mục tiêu chung và cụ thể trong từng giai đoạn để NSLĐ của Việt Nam bắt kịp các nước trong khu vực.

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát động phong trào “NSLĐ quốc gia” và kêu gọi cộng đồng DN, doanh nhân, nhà đầu tư và các tầng lớp hãy nỗ lực, cố gắng hơn nữa, chủ động tham gia, tích cực thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để tăng NSLĐ, kề vai sát cánh, chung sức đồng lòng, cùng nhau tạo nên một cuộc bứt phá mới trong NSLĐ để đưa đất nước Việt Nam vượt lên, phát triển nhanh và bền vững.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm thể chế hóa nội dung hội nghị, và chính phủ ban hành một văn bản, tạo cơ sở pháp luật để triển khai ở các bộ, ngành, không để “lời nói gió bay”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Tăng năng suất lao động: Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO