Tăng lãi suất – nguyên nhân và thích ứng

Hải Truyền| 30/10/2022 16:18

Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất nhằm đón đầu định hướng tăng lãi suất của Fed trong thời gian tới. Qua đó góp phần giải tỏa bớt áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại hối, ổn định tình hình kinh tế vĩ mô và kiểm chế lạm phát.

Ngân hàng Nhà nước vừa đồng loạt nâng một loạt các mức lãi suất điều hành gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng... thêm 1%.

Có ba mục đích chính trong lần tăng lãi suất lần này gồm: kiểm soát kỳ vọng lạm phát (khi lãi suất tăng, giảm tổng cầu, giảm áp lực giá cả, lạm phát sau đó); lường đón các đợt tăng lãi suất tiếp theo của FED và giảm áp lực tỷ giá vì khi lãi suất đồng nội tệ tăng, chính là tăng hấp dẫn của đồng nội tệ, thu hẹp chênh lệch lãi suất USD - VND, qua đó, giảm áp lực tỷ giá.

aa555_laisuatvalamphat_650.jpg

Ngân hàng Nhà nước thông tin, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc… Nguy cơ suy thoái, lạm phát tăng cao tại nhiều nước. USD lên giá mạnh, có thời điểm tăng tới hơn 19% so với cuối năm 2021 và tăng 23% so với cùng kỳ năm 2021 - mức tăng hằng năm lớn nhất kể từ năm 1981. Nhiều đồng tiền trên thế giới đều chịu áp lực giảm mạnh so với USD. Ngân hàng trung ương các nước trên thế giới tiếp tục thu hẹp việc nới lỏng chính sách tiền tệ và điều chỉnh tăng lãi suất.

Từ đầu năm 2022 đến nay, đã có 289 lượt tăng lãi suất, trong đó, một số nước lớn đã điều chỉnh tăng lãi suất như Mỹ, Anh, Hàn Quốc, New Zealand, Canada, Úc, ECB; Fed đã 5 lần điều chỉnh tăng lãi suất điều hành với tổng mức tăng là 3%/năm, hiện ở mức 3 - 3,25%/năm. Dự báo, Fed sẽ tăng lãi suất trong các tháng cuối năm lên mức khoảng 4,5 - 4,75%/năm và tiếp tục tăng trong năm 2023.

Trong hoàn cảnh đó, việc điều chỉnh tăng lãi suất theo Ngân hàng Nhà nước nhằm đón đầu định hướng tăng lãi suất của Fed trong thời gian tới, qua đó góp phần giải tỏa bớt áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại hối, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm chế lạm phát. Đây là giải pháp kịp thời, phù hợp với xu hướng chung trên toàn thế giới và điều kiện thị trường trong nước; góp phần định hình và neo giữ kỳ vọng lạm phát

Tăng lãi suất, như thường lệ cũng khiến thị trường ít nhiều có biến động, cả tích cực và tiêu cực. Lãi suất điều hành tăng, kéo lãi suất huy động tăng. Việc này có lợi cho người gửi tiền, qua đó giúp hệ thống ngân hàng tiếp tục huy động được nguồn vốn, cải thiện thanh khoản, góp phần nâng cao an toàn hệ thống, hệ thống ngân hàng có đủ nguồn vốn để hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế.

Lãi suất đầu vào tăng, chắc chắn lãi suất cho vay sẽ đi lên, tác động tới khả năng tiếp cận vốn của DN. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức ép tỷ giá và lạm phát lớn như hiện nay, việc giữ ổn định lãi suất không hề đơn giản. Vì vậy, bài toán làm sao hài hòa bài toán đảm bảo hỗ trợ DN là câu chuyện cần bàn đến thời điểm này. Theo các chuyên gia, ngân hàng trung ương phải cân đối, tính toán đa chiều, tổng hòa các mặt để đưa ra quyết định tăng hay giảm lãi suất, rồi mức độ và tần suất như thế nào.

Về phía DN, bản thân DN cũng cần quyết liệt tái cấu trúc, đa dạng hóa nguồn vốn, quan tâm hơn đến quản lý rủi ro, nhất là rủi ro tài chính (dòng tiền), lãi suất và tỷ giá (có thể phối hợp với tổ chức tài chính trong nước để kiểm soát rủi ro.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng đề xuất, cần triển khai nhanh hơn gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho DN để góp phần kìm đà tăng của lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ cho DN. Điều này rất cần thiết trong bối cảnh lãi suất điều hành và lãi suất tiền gửi có thể tiếp tục tăng cao hơn trong những tháng tới, gây sức ép lên mặt bằng lãi suất cho vay.

Bài liên quan
  • Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng mạnh
    Số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, trong 10 tháng năm 2022, kinh tế Thủ đô tiếp tục chuyển biến tích cực và thể hiện rõ trên hầu hết các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ cũng như đời sống xã hội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc (Bài 1)
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn đời cho tự do, độc lập của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục soi đường cho dân tộc Việt Nam bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
  • Hà Nội: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả” trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
    Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố năm 2025. Trong đó, Thành phố thể hiện 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”, để quá trình thực hiện đảm bảo đoàn kết, thống nhất, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân.
  • Hà Nội triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 14/5/2025 về Triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Tăng lãi suất – nguyên nhân và thích ứng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO