Tăng cường bảo đảm an toàn PCCC và CNCH tại các hộ gia đình trong giai đoạn giãn cách xã hội

Sơn Dương| 14/09/2021 20:46

Nhiều địa phương trên cả nước đã và đang thực hiện chỉ thị về giãn cách xã hội, hầu hết các nhà dân đều có người ăn, ở, sinh hoạt thường xuyên 24/24h hằng ngày, hơn nữa, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, các cấp, ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương và nhân dân đã và đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này.

Nhiều gia đình có sự gia tăng thêm người do trước đó đi làm việc, lao động ở xa nay trở về nhà sinh sống và tránh dịch bệnh. Do đó, việc sử dụng điện, lửa và các đồ dùng, vật dụng trong sinh hoạt có sự thay đổi và tiềm ẩn các nguy cơ có thể dẫn đến cháy, nổ tại nhà ở các hộ gia đình. Trước tình hình trên, Công an các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo đến người dân các biện pháp phòng chống cháy, nổ tại hộ gia đình như sau:

1. Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy gần nơi đun nấu và gần sát các ổ điện. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt, ít nguy hiểm về cháy và không để xảy ra đổ vỡ.

2. Ô tô, xe máy, các phương tiện có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt, kiểm tra tắt động cơ. Khi phát hiện có hơi xăng dầu phải kiểm tra nguyên nhân rò rỉ và di chuyển phương tiện ra khỏi nhà (khóa van, đẩy kéo bằng tay, không nổ máy, không làm phát sinh nguồn nhiệt, …).

3. Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh, từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn. Kiểm tra dây dẫn, ổ cắm, phích cắm bảo đảm chắc chắn, tiếp xúc tốt, không biến dạng do nhiệt hoặc tia lửa điện gây ra. Không để dây dẫn treo, vắt ngang trên các tường, vách, vật dụng (giấy, vải, gỗ) là vật dễ cháy; không sử dụng nhiều bếp đun, bàn là và máy sấy cùng 1 ổ cắm điện. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người tàn tật, người tâm thần sử dụng các thiết bị điện.

4. Nơi thờ cúng bảo đảm hợp lý, phía trên, phía dưới và xung quanh không xếp đặt các vật thờ cúng và vật dụng dễ cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật liệu không cháy, cách xa vàng mã và đồ cúng dễ cháy để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn hoặc đốt ở nơi bảo đảm không để cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan ra các vị trí xung quanh.

5. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun phải có người trong coi; khi đun nấu xong phải tắt bếp và khóa van gas. Khi phát hiện có hơi gas phải kiểm tra nguyên nhân rò rỉ và mở các cửa thông thoáng để hơi gas thoát ra ngoài, không làm phát sinh nguồn nhiệt, …

6. Trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt thiết bị điện không cần thiết.

7. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì phải mở thêm cửa nhỏ tại lồng sắt, lưới sắt có chốt trong, trường hợp có khóa phải để chìa khóa ở gần cửa và ở nơi dễ lấy, dễ thấy, đồng thời tất cả người trong nhà phải biết được vị trí lấy chìa khóa và vị trí để thoát ra ngoài trong trường hợp có cháy xảy ra. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây, mặt nạ phòng độc để thoát nạn khi cháy xảy ra.

8. Cửa nhà có nhiều khóa nên sử dụng các loại khóa kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi chìa khóa dễ thấy, dễ lấy. Các cửa phía trong nhà nên sử dụng loại chốt gạt không nên sử dụng khóa, vẫn đảm bảo chống trộm và giúp nhanh chóng thoát nạn khi có cháy xảy ra. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.

9. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát. Không bố trí đồ vật cản trở đường lối thoát nạn như cầu thang, cửa ra vào, ban công; chú ý bố trí sử dụng ban công, cửa tum, lối sang mái nhà bên cạnh, … để thoát nạn khi cần thiết.

10. Mỗi gia đình (nhất là các nhà vừa ở vừa kết hợp sản xuất, kinh doanh) nên trang bị bình chữa cháy xách tay, đèn chiếu sáng sự cố, dụng cụ trữ nước, xô, thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy và mọi người trong gia đình phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

11. Khi xảy ra cháy hô hoán cho mọi người trong gia đình và các nhà xung quanh biết, gọi điện cho Cảnh sát PCCC và CNCH qua số máy 114. Nhanh chóng cắt điện, hướng dẫn, tổ chức di tản các thành viên về phía các cửa thoát nạn ít bị khói, lửa đe dọa nguy hiểm như cửa chính, cửa sau, cửa ra ban công, cửa tum, …. Nếu cháy xảy ra trong các căn phòng, chú ý đóng cửa phòng sau khi thoát ra bên ngoài, di chuyển các vật dễ cháy gần nơi cháy ra xa (nếu có thể) để hạn chế cháy lan rộng.

(0) Bình luận
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Khai mạc Triển lãm “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại – Bản hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”
    Trong hàng nghìn bức ảnh chụp về chiến dịch Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại, Ban Tổ chức và gia đình đã lựa chọn ra 70 bức ảnh, tương ứng với 70 năm kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong đó, có nhiều bức ảnh đã rất đỗi quen thuộc với công chúng mỗi khi nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng cũng có nhiều bức ảnh lần đầu được công bố.
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • Vài cảm nhận về Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc 2024
    Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc năm 2024 nhận được nhiều sự quan tâm của các nghệ sĩ và người yêu nhiếp ảnh của 15 tỉnh gửi dự thi. Với số lượng ảnh khá lớn, trên 2.200 ảnh gồm cả ảnh đơn và bộ đã phần nào khái quát được mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội tại các địa phương miền núi phía Bắc.
  • Khai mạc triển lãm ảnh "Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới"
    Chiều ngày 26/4/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh "Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới".
  • Trưng bày 65 bộ ảnh về thành phố Hải Phòng tại Hà Nội
    Sáng 26/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), UBND TP. Hải Phòng phối hợp Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Hải Phòng – Pháp Heritage” với chủ đề "Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai".
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sen năm 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 7/2024 tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ (TP Hà Nội). Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.
  • Tuổi trẻ huyện Đan Phượng: Dấu ấn trong xây dựng nông thôn mới
    Huyện đoàn Đan Phượng (TP. Hà Nội) luôn coi xung kích tham gia xây dựng nông thôn mới là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào hành động của Đoàn, xác định: thanh niên phải là lực lượng đi đầu trong thực hiện những khâu khó, việc mới, hướng tới xây dựng những mô hình điểm cụ thể, từ đó tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
  • Độc đáo Lễ hội Mục Đồng tôn vinh trẻ chăn trâu, cầu mong mưa thuận gió hoà
    Lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) độc đáo, duy nhất trong cả nước tôn vinh trẻ chăn trâu và nét đẹp văn hóa.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
  • Khai quật khảo cổ di tích đặc trưng văn hoá Chămpa Tháp đôi Liễu Cốc
    Di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được tiến hành khai quật khảo cổ và đất đá được đào, cào từng điểm nhỏ nhất… để tìm hiểu.
  • NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm Trưởng khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
    NSND Quốc Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã trao quyết định bổ nhiệm và chúc mừng Tiến sĩ âm nhạc, NSƯT Tân Nhàn.
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
Tăng cường bảo đảm an toàn PCCC và CNCH tại các hộ gia đình trong giai đoạn giãn cách xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO