Tân sinh viên gian nan tìm nhà trọ

Hương Minh/HNM| 20/08/2019 07:42

Sau khi giấc mơ được ngồi trên giảng đường đại học thành hiện thực, các tân sinh viên lại tất tả để tìm được một nhà trọ ưng ý, bắt đầu cuộc sống ở môi trường mới. Tuy nhiên, để tìm được nhà trọ ở gần trường với giá cả phù hợp là điều không đơn giản vào thời điểm này.

Tân sinh viên gian nan tìm nhà trọ
Phụ huynh và sinh viên đến Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp để thuê phòng.

Vất vả như đi tìm nhà trọ

Ký túc xá được coi là nơi lý tưởng với tân sinh viên “chân ướt chân ráo” lên thành phố, bởi vừa gần trường vừa có chi phí thấp. Tuy nhiên, ở đây chỉ dành cho sinh viên thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo... Vì vậy, nhiều tân sinh viên ở các tỉnh lên Hà Nội học phải tìm nhà trọ ở bên ngoài.

Tại các quận, như: Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Đống Đa có nhiều khu nhà trọ, bởi tập trung nhiều trường đại học. Thông thường, càng ở những khu tập trung nhiều trường đại học thì nhu cầu thuê phòng trọ càng cao, và tất nhiên giá cũng không hề “mềm”.

Nguyễn Việt Dũng (ở tỉnh Thanh Hóa), sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã hai ngày đội nắng đi tìm phòng trọ. Dũng đã tìm bằng nhiều cách như: Hỏi thăm ở quán nước, những tờ rơi gần trường, thông tin rao vặt trên mạng.

Tuy nhiên, sau một vài lần tìm kiếm qua thông tin trên mạng, Dũng nhận ra, phần lớn đó là thông tin không chuẩn, người thuê phòng phải liên hệ với bên môi giới và mất phí. Vì vậy, em đã quyết định tự đi tìm phòng. Dũng đi đến từng “hang cùng ngõ hẻm” ở khu vực phố Chùa Láng, Pháo Đài Láng, Đường Láng nhằm tìm được một phòng vừa gần trường vừa phù hợp với túi tiền.

Tân sinh viên gian nan tìm nhà trọ
Nhiều sinh viên phải chật vật để tìm được phòng trọ.

Ở khu vực cận Trường Đại học Ngoại thương, nhà trọ có rất nhiều, ngoài ở cùng nhà với chủ thì có cả những nhà chung cư mini được trang bị thang máy. Những phòng nhỏ, hơi cũ kỹ, không có điều hòa, không bình nước nóng phổ biến 1,5-2,8 triệu đồng/tháng, còn với những phòng tiện nghi và mới hơn, giá gấp đôi.

Tuy nhiên, do nhu cầu cho thuê cao nên hiện hầu như không còn phòng. Chị Nguyễn Thị Thìn, chủ khu chung cư mini 6 tầng ở phố Chùa Láng cho biết, gia đình chị có hơn 10 phòng cho thuê. Từ giữa tháng 8, các phòng đều đã kín.

Cùng cảnh ngộ như Dũng, Nguyễn Văn Quý (Hải Dương), sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng đã mất nhiều ngày đi tìm phòng trọ ở khu vực phố Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa mà chưa tìm được phòng ưng ý. Hiện nay, những phòng ở gần trường có giá dưới 2 triệu đồng đều đã hết, chỉ còn phòng với mức giá từ 3 triệu đồng.

“Giờ này làm gì còn phòng ở gần trường cho thuê nữa với giá thấp nữa. Ngay từ khi biết điểm thi, nhiều phụ huynh đã nhờ người quen hoặc trực tiếp đi tìm và thuê rồi”, ông Trần Văn Thủy, chủ nhà trọ trên phố Trần Đại Nghĩa chia sẻ với Quý.

Với mức giá 3 triệu đồng, theo nhẩm tính của Quý, tính cả tiền điện, tiền nước, chỉ riêng chỗ ở, mỗi tháng em phải chi khá lớn, gia đình em khó lo liệu. Vì vậy, em phải tính cách khác.

Không chỉ ở những khu vực trên, mà ở khu vực đường Hồ Tùng Mậu, nơi gần nhiều trường đại học lớn như: Sư phạm Hà Nội, Thương mại, Sân khấu Điện ảnh, Điện lực..., phòng trọ cũng ở tình trạng “cháy”. Chị Phạm Thị Ngọc Hoa, chủ nhà trọ ở số 28, ngõ 66, Hồ Tùng Mậu cho hay, ở khu vực này, giá thuê phòng trọ phổ biến là 2-3 triệu đồng và nguồn cung cũng đã cạn.

Không chỉ ở nội thành, mà ở ngoại thành, việc tìm phòng trọ cũng không dễ. Vừa đỗ Học viện Nông nghiệp, chàng tân sinh viên Lê Văn Lương (tỉnh Thanh Hóa) đã phải mất 2-3 ngày đi tìm phòng trọ mà cũng chưa tìm được phòng nào vừa gần trường và hợp túi tiền của gia đình...

Khi không còn lựa chọn

Khi mà những phòng trọ gần trường với giá hợp lý không còn, các tân sinh viên và phụ huynh đành phải tính cách khác.

Sau khi được giới thiệu, Quý đã tìm đến Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp. Theo ghi nhận của phóng viên, sáng 18-8, tại đây có rất nhiều phụ huynh và học sinh đến làm thủ tục thuê trọ.

Chị Trần Mai Hoa (tỉnh Tuyên Quang), đang chờ làm thủ tục đăng ký phòng cho con gái vừa đỗ trường Đại học Mở cho hay, thủ tục không quá phức tạp nhưng do đông sinh viên và phụ huynh đăng ký nên chị phải chờ khá lâu. Chị Hoa đã tìm phòng gần trường cho con nhưng hiện chỉ còn phòng giá cao.

"Để con ổn định học tập, trước mắt chị cho con ở khu này rồi sau đó tính tiếp. Chị muốn thuê phòng 4 người với giá 410.000 đồng/người/tháng nhưng loại phòng này không còn mà chỉ còn trống phòng 8 người", chị Hoa cho biết.

Tân sinh viên gian nan tìm nhà trọ
Phụ huynh và sinh viên chờ làm thủ tục thuê phòng ở Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp.

Còn với Quý, sau nhiều ngày đi tìm phòng trọ mà chưa được, em cũng đã đăng ký ở khu nhà sinh viên nằm ở cửa ngõ phía nam Thủ đô. “Khu này tuy khá xa trường nhưng giá thuê chỉ ở mức hơn 200.000 đồng/tháng, em tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho gia đình. Hằng ngày đi học sẽ hơi vất vả nhưng là thanh niên nên em có thể khắc phục được”, Quý chia sẻ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như Quý bởi trường của em dù xa Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp nhưng còn gần hơn rất nhiều trường khác như Đại học Ngoại thương, Học viện Bưu chính Viễn thông...

Chị Mai Thị Oanh, phụ huynh tìm phòng trọ cho con chuẩn bị nhập học Học viện Bưu chính Viễn thông cho hay, sau khi ròng rã tìm phòng trọ ở gần trường mà không được, chị đã phải thuê một phòng với giá 3,5 triệu đồng/tháng ở khu vực quận Hà Đông.

Sau nhiều ngày, nhờ người quen hỗ trợ, sinh viên Lê Văn Lương cũng đã tìm được phòng trọ với giá 1,3 triệu đồng/ tháng, chưa bao gồm tiền điện, nước. Mức giá trên là cao so với mặt bằng chung ở khu vực huyện Gia Lâm nhưng Lương cho biết, trước mắt em “giữ chỗ” rồi sau đó tìm bạn ở chung để đỡ gánh nặng cho bố mẹ.

Cũng với suy nghĩ như Lương, Nguyễn Việt Dũng dự tính, có lẽ em sẽ thuê một phòng với giá 3 triệu đồng/tháng để ổn định chờ ngày nhập học rồi tính tiếp.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Tân sinh viên gian nan tìm nhà trọ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO