Tâm sự của các tiểu thương trong những ngày Hà Nội áp dụng Chỉ thị 17 về phòng chống dịch Covid-19

Mạnh Hà - Diệu Linh| 30/07/2021 21:31

Những ngày Hà Nội áp dụng Chỉ thị 17 về phòng chống dịch Covid-19, theo ghi nhận của PV trên một số địa bàn quận, huyện như Cầu Giấy, Thanh Trì hầu hết các cửa hàng kinh doanh ăn uống đều đã “cửa đóng then cài” chỉ một số cửa hàng bán các mặt hàng thiết yếu hoạt động.

Chị Nguyễn Thị Quyên (một tiểu thương bán rau tại địa bàn quận Cầu Giấy) tâm sự: “Vốn là người Hưng Yên, chị gửi con ở nhà nhờ ông bà chăm hộ và cùng chồng lên Hà Nội làm ăn. Chồng chị là một tài xế chạy xe ôm công nghệ, còn chị buôn bán nhỏ tại khu chợ dân sinh. Nếu không có dịch bệnh, mỗi ngày hai vợ chồng dành dụm, chắt chiu cũng dư ra một ít để gửi về quê nuôi con, bởi bố mẹ đã già yếu”.

Phía sau gánh hàng rau của chị Quyên là những chật vật mưu sinh, gánh nặng về kinh tế khi cha mẹ, con cái ở quê đang mong ngóng, đợi chờ từ đồng tiền ít ỏi mỗi ngày kiếm được.

https://f7.photo.talk.zdn.vn/1418886447949912163/30804ea6bea249fc10b3.jpg

Hình ảnh tiểu thương tại chợ dân sinh chờ những vị khách trong mùa dịch (ảnh Diệu Linh)

Khi chúng tôi hỏi thêm về việc buôn bán trong “mùa dịch” chị Quyên lạc quan chia sẻ:“Từ khi Hà Nội áp dụng Chỉ thị 17 chợ vẫn được phép hoạt động nhưng số lượng người mua giảm hẳn, lượng khách đến chợ thưa thớt. Nhưng cũng may là chị đang bán một trong những mặt hàng thiết yếu nên cũng đỡ hơn phần nào. Nhìn các mặt hàng khác thi thoảng mới có khách hỏi mua, một số cửa hàng đã phải tạm thời đóng cửa kinh doanh, chị thấy mình còn may mắn lắm.”

Tuy những khó khăn và gánh nặng mưu sinh đang đặt lên trên đôi vai của người phụ nữ ấy, nhưng chị cùng rất nhiều tiểu thương khác luôn thực hiện nghiêm túc những quy định phòng, chống dịch của Thành phố. Bởi, họ biết rằng: “Chỉ khi dịch bệnh thật sự qua đi, cuộc sống của người dân mới thật sự ổn định.”

https://f17-zpc.zdn.vn/4815502560132418992/195b04d8f7dc008259cd.jpg

Chợ dân sinh lượng người mua giảm hẳn, lượng khách đến chợ thưa thớt do ảnh hưởng của dịch bệnh (ảnh Diệu Linh)

Dọc theo các tuyến đường, mặt phố ở Hà Nội được biết đến với sự sầm uất, tấp nập nay đồng loạt đóng cửa để thực hiện Chỉ thị về phòng chống dịch.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Trang, một chủ cửa hàng quần áo trên phố Trần Đăng Ninh cho biết: “Từ ngày Hà Nội đưa ra chỉ thị giãn cách, cửa hàng của chị phải tạm thời ngừng hoạt động tuy mới nhập một lô hàng hè - thu cách đó không lâu. Cửa hàng của chị đã chuyển qua kinh doanh online và cũng đang gặp một số vấn đề khó khăn nhất định. Nhưng để đảm bảo công tác phòng chống dịch của Thủ đô việc đóng cửa là hoàn toàn phù hợp trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19”.

https://f15.photo.talk.zdn.vn/4336644275149578444/9cac95046600915ec811.jpg

Những cửa hàng không thiết yếu tạm thời đóng cửa để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội. (ảnh Diệu Linh)

Tại chợ Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) chúng tôi bắt gặp cô Xuân, chủ cửa hàng thực phẩm Đức Việt, ngay sau khi thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị 17, gia đình cô đã gắn bảng hiệu niêm yết giá các mặt hàng và cam kết bán đúng giá. Bên cạnh đó gia đình Cô còn gắn khẩu hiệu “cùng nhau giữ khoảng cách” nhằm chung tay phòng chống dịch với cộng đồng.

Tâm sự của các tiểu thương trong những ngày Hà Nội áp dụng Chỉ thị 17 về phòng chống dịch Covid-19

Cửa hàng của cô Xuân tại chợ Triều Khúc với khẩu hiệu “cùng nhau giữ khoảng cách” góp phần nâng cao ý thức của khách hàng khi tới mua thực phẩm

Chia sẻ với PV cô Xuân bày tỏ: “Khó khăn nói mãi rồi, giờ mỗi ɴ‌‌gười cần tuân th‌ủ và có trá‌ch‌ nh‌iệm trong việc góp phần đ‌ẩy lùi d‌ị‌ch‌. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiệ‌n nay thì việc giãn c‌‌á‌c‌h xã hội là cần th‌‌iết”.

“Cá nhân tôi hiểu trong lúc k‌hó‌ khăn này ai cũng có những th‌‌iệt h‌‌‌ại khá‌c nhau. Nhưng làm ăn không phải ngày một ngày hai, d‌ị‌c‌h q‌u‌a thì ļ‌ại làm tiếp chứ không phải nơm nớp lo s‌‌ợ như bây giờ. Còn n‌‌gười là còn tất cả, mỗi người cố gắng một chút là dịch sẽ qua thôi”, cô Xuân nói thêm.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Tâm sự của các tiểu thương trong những ngày Hà Nội áp dụng Chỉ thị 17 về phòng chống dịch Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO