Tái sử dụng đơn thuốc: Hiểm họa khôn lường

Theo hanoimoi.com.vn| 21/10/2019 09:42

Đơn thuốc do bác sĩ kê chỉ có giá trị một lần tại thời điểm người bệnh được khám, chẩn đoán bệnh. Thế nhưng, không ít bệnh nhân lại sử dụng đơn thuốc đó cho bản thân ở những lần mắc bệnh kế tiếp. Thậm chí, tình trạng đơn thuốc của người này cho người khác mượn, thay vì đi khám bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định thuốc cũng diễn ra phổ biến. Thói quen này đang gây ra những hiểm họa khôn lường.

Tái sử dụng đơn thuốc: Hiểm họa khôn lường
Hà Nội tăng cường kiểm tra hoạt động kết nối mạng, cập nhật các cơ sở dữ liệu các nhà thuốc, để hạn chế tình trạng tái sử dụng, cho mượn đơn thuốc. Ảnh: Bá Hoạt

Nhiều hậu quả khi tự chữa bệnh

Tại thời điểm này, Bệnh viện Da liễu trung ương đang tiếp nhận nhiều trường hợp đến khám viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang. Điều đáng bàn, trước khi đến bệnh viện, đa phần người bệnh bị nhầm lẫn với bệnh viêm da do vi rút varicella zoster (gây bệnh zona) và tự mua thuốc điều trị, nhưng không khỏi. Thậm chí, một số trường hợp khi nhập viện đã ở trong tình trạng tổn thương da rất nặng, phải điều trị dài ngày.

Theo bác sĩ Đào Hữu Ghi, Trưởng khoa Điều trị bệnh da nam giới (Bệnh viện Da liễu trung ương), zona là bệnh do vi rút và viêm da tiếp xúc do côn trùng phải được điều trị theo phương pháp khác nhau. Thế nhưng, khi đến đây, nhiều bệnh nhân cho biết, người quen của họ từng mắc zona và được chữa khỏi. Do vậy, khi thấy có những biểu hiện tổn thương trên da giống với zona, họ mượn đơn rồi mua thuốc tự chữa. Sử dụng thuốc điều trị zona chữa viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang không những làm tổn thương da nặng thêm, mà khi tùy tiện uống loại thuốc này trong thời gian kéo dài sẽ gây nhiễm độc gan.

Đặc biệt, có trường hợp bệnh nhân bị viêm da cơ địa gây chàm đến bệnh viện khám và được chữa khỏi. Sau một thời gian, bệnh nhân này bị nhiễm nấm. Thấy biểu hiện trên da giống với khi bị chàm, người này đã tự chữa bằng đơn thuốc cũ và sau đó phải nhập viện, vì điều trị mãi không khỏi. "Tỷ lệ bệnh nhân tái sử dụng đơn thuốc, khiến bệnh nặng thêm trước khi nhập viện chiếm khoảng 30%" - bác sĩ Đào Hữu Ghi nhấn mạnh.

Một đơn thuốc cần phải có đủ các thông tin: Tên tuổi, giới tính, địa chỉ người bệnh; tên, chữ ký của bác sĩ kê đơn; các xét nghiệm cận lâm sàng, phân loại bệnh tật, phác đồ điều trị. Ngoài ra, trong đơn thuốc phải có tư vấn, căn dặn của bác sĩ về từng loại thuốc, cách dùng, cách ăn uống, nghỉ ngơi… và khi nào người bệnh cần tái khám.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai), hiện nay rất khó tìm thấy đơn thuốc đúng như thế. Còn người bệnh thì dễ dãi trong việc dùng đơn thuốc cũ, mượn đơn thuốc của người khác và dễ dàng ra hiệu thuốc mua được cả thuốc nằm trong diện phải được kê đơn, có chỉ định của thầy thuốc. Bác sĩ Dương Đức Hùng cho biết, trung bình mỗi năm, Khoa Điều trị tích cực của bệnh viện tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân nặng bị ngộ độc do tự mua thuốc chữa bệnh.

Tình trạng tái sử dụng đơn thuốc cũng là thói quen thường gặp ở nhiều bà mẹ. Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo: "Tỷ lệ phụ huynh tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ tại nhà trước khi đưa tới bệnh viện chiếm từ 80% đến 90%. Trẻ bị ho, sốt có thể là biểu hiện của những bệnh hô hấp thông thường. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê các thuốc điều trị triệu chứng, không cần dùng đến kháng sinh. Sau đó, trẻ tiếp tục bị bệnh với các biểu hiện ho, sốt nhưng lại là triệu chứng của bệnh viêm phổi. Lúc này, nếu cha mẹ cho trẻ dùng đơn thuốc cũ, không có kháng sinh điều trị, thì bệnh của trẻ có thể chuyển biến nặng nhanh chóng. Nguy hiểm hơn, nếu cứ thấy trẻ ho, hắt hơi, sổ mũi mà cha mẹ tự ý cho dùng kháng sinh, thì chắc chắn sẽ gia tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc".

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Medlatec tiếp nhận bệnh nhân B.T.H. (22 tuổi ở tỉnh Hòa Bình) nhập viện trong tình trạng sốt cao, tiểu buốt. Trước đó khoảng một tuần, khi xuất hiện tình trạng sốt cao, rét run, đau tức hố thắt lưng lan xuống hạ vị phải, bệnh nhân H. đã đi khám và được bác sĩ kê đơn thuốc uống trong 5 ngày. Thế nhưng, sau khi uống thuốc được 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt tăng, rét run nhiều, đau đầu, buồn nôn, nên đã đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec.

Tại đây, sau khi khám và tiến hành các xét nghiệm, bác sĩ Bùi Văn Hải, chuyên khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, bệnh nhân H. bị viêm bể thận do Ecoli. Nguyên nhân, do trước đây, bệnh nhân này tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị, dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh, khiến vi khuẩn nhờn thuốc với nhiều loại kháng sinh, khiến quá trình điều trị khó khăn hơn.

Kiểm soát chặt việc bán thuốc theo đơn

Để tránh những hậu quả đáng tiếc khi tái sử dụng đơn thuốc, bác sĩ Đào Hữu Ghi, Trưởng khoa Điều trị bệnh da nam giới (Bệnh viện Da liễu trung ương) khuyến cáo, mỗi đơn thuốc chỉ để điều trị bệnh ở thời điểm đó. Ngay cả đối với bệnh mạn tính, dù là bệnh cũ tái phát, nhưng ở thời điểm khác mức độ bệnh đã khác, thể trạng của người bệnh cũng khác, vì thế bắt buộc phải đến cơ sở y tế khám để bác sĩ cho đơn thuốc mới. Hơn nữa, thuốc uống dù đúng bệnh, nhưng phải có liều lượng nhất định, sử dụng đúng lứa tuổi, cân nặng, kể cả thuốc bổ. Nếu uống quá liều lượng sẽ làm trầm trọng bệnh, gây ra bệnh khác cho cơ thể. Kể cả thuốc bôi da cũng phải sử dụng theo đúng lứa tuổi. Bởi, cùng một bệnh, nhưng đối với trẻ em và người lớn bôi thuốc khác nhau. Hơn nữa, cùng một bệnh, nhưng tùy vào vị trí tổn thương trên cơ thể mà bác sĩ chỉ định các loại thuốc bôi khác nhau.

Tái sử dụng đơn thuốc: Hiểm họa khôn lường
Bác sĩ Đào Hữu Ghi (Bệnh viện Da liễu trung ương) khám và điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Trang Thu

Còn theo ông Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), hậu quả của việc tái sử dụng đơn thuốc không chỉ “nhãn tiền”, mà còn tác động lâu dài đến sức khỏe.

"Hiện vấn đề kháng thuốc kháng sinh là vấn đề trầm trọng và được cảnh báo là nguy cơ lớn thứ 2, sau biến đổi khí hậu. Hằng năm trên thế giới có gần 1 triệu người tử vong do kháng thuốc, chi phí cho kháng thuốc rất cao. Việt Nam cũng là một trong những nước có tình trạng kháng thuốc trầm trọng. Nếu cứ sử dụng thuốc tùy tiện, nhất là thuốc kháng sinh, thì trong tương lai không xa, bệnh đơn giản cũng khiến con người tử vong nhanh hơn cả ung thư" - ông Cao Hưng Thái nói.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tại nhiều nước, các dược sĩ không bán thuốc cho những đơn thuốc kê trước đó từ 3 tháng đến 6 tháng. Thế nhưng, theo ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, tại Việt Nam, người dân sử dụng đơn thuốc cũ hoặc không cần trình đơn thuốc cũng dễ dàng mua được thuốc, ở bất cứ hiệu thuốc nào. Hiện tại, Sở Y tế Hà Nội đang tăng cường kiểm tra hoạt động kết nối mạng, cập nhật cơ sở dữ liệu của các nhà thuốc, quầy thuốc. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện cơ sở nào vi phạm bán thuốc không theo đơn, bán thuốc không đúng đơn thuốc, Sở Y tế sẽ xử lý nghiêm.

“Khi bị bệnh người dân bắt buộc phải đến các cơ sở y tế để được bác sĩ có chuyên môn khám và có chỉ định điều trị cụ thể, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra”, ông Trần Văn Chung lưu ý.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Tái sử dụng đơn thuốc: Hiểm họa khôn lường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO