Mỹ thuật

Sức hút thị giác trong tranh trừu tượng của họa sĩ Trần Quang Huy

Huy Hoàng 16:35 27/09/2023

Để cho ra đời được một tác phẩm đẹp, Trần Quang Huy thường để tâm thức tự dẫn dắt cảm xúc trong cuộc chơi với nghệ thuật. Thậm trí, có những lần vì sợ để vuột mất cảm xúc, ông đã thức thâu đêm để hoàn thành tác phẩm.

Trần Quang Huy đã thử thách bản thân bằng việc từ bỏ lối vẽ biểu hiện để chuyển sang trừu tượng

Trần Quang Huy là một trong 5 thành viên của nhóm “Five new faces”, ông từng tham gia nhiều triển lãm nhóm trong nước, quốc tế. Ngoài ra, ông còn có 3 triển lãm cá nhân vào cuối thập niên 1990 và có tác phẩm trong nhiều sưu tập tư nhân.

Trong sáng tác, Trần Quang Huy đã thử thách bản thân bằng việc từ bỏ lối vẽ biểu hiện để chuyển sang trừu tượng. Được đào tạo bài bản trong ngôi trường mỹ thuật nổi tiếng, Trần Quang Huy đã đem những kiến thức được học để thử tài ở một thể loại tranh xưa nay vốn vẫn được mặc định là khó xem và khó thưởng thức.

Sức hút thị giác trong tranh trừu tượng của họa sĩ Trần Quang Huy - ảnh 2
Họa sĩ để tâm thức tự dẫn dắt cuộc chơi với nghệ thuật

Trần Quang Huy đã từng rơi vào bế tắc và buộc phải buông bút. Do vậy, có những bức, ông vẽ hàng năm mới xong nhưng có những bức, chỉ mất vài ngày đã hoàn thành. Trần Quang Huy nói vui rằng, nghề hội họa cô độc với bảng màu, bút pháp và cũng khá giống với nghề đi câu. Không chỉ cần sự nhẫn nại, tỉ mỉ mà đôi khi còn cần tới cả sự may mắn mới có được một tác phẩm đẹp. Vì để tâm thức tự dẫn dắt nên nhiều khi việc xóa đi vẽ lại nhiều lần, lớp màu này chồng lớp màu khác lại vô tình mang lại những hiệu quả thẩm mỹ vi diệu. Đôi khi, người họa sĩ cũng bất ngờ với đứa con tinh thần của mình, còn người xem thì cứ lấn cấn mãi vì không biết đoạn này trong bức tranh, họa sĩ đã sử dụng phương pháp gì mà thú vị như vậy.

Ai nhìn tranh ông vẽ cũng cảm thấy quen quen, một góc phố, một con đường làng, khung cảnh miền núi hiểm trở…

Sau triển lãm năm 2022 – “Mông du”, khổ tranh hiện nay để ông sáng tác đã to hơn. Những vệt màu ngày một nhuần nhuyễn và cũng lơ lửng và siêu thực hơn. Trần Quang Huy cho biết, thể loại tranh biểu hiện rất gần gũi với người xem, nhưng điều khiến ông thích thú và đắm chìm trong ở trừu tượng chính là việc biến những biểu hiện, hiện thực thành trừu tượng. Có nghĩa, ai nhìn tranh ông vẽ cũng cảm thấy quen quen, một góc phố, một con đường làng, khung cảnh miền núi hiểm trở… nhưng lại được biến tấu trong những hình hài khác thực tế, được bóp méo, cách điệu. Vì thế, mỗi lần xem cùng bức tranh ấy nhưng lại thấy mới, thấy khác, một cảm giác thân quen nhưng cũng lại xa lạ luôn hiện diện trong tranh trừu tượng của Trần Quang Huy. Cứ nhắm mắt lại, người xem lại có thể tưởng tượng ra một dòng sông, một ngọn núi, gợi mở ra một không gian cho người xem.

Bên cạnh đó, điểm thú vị trong tranh trừu tượng Trần Quang Huy còn nằm ở cảm giác lơ lửng và siêu thực, không cụ thể ở một không gian nào, lúc tĩnh, lúc lặng, bâng quơ, trống trải. Những mảng màu, nét bút đặt cạnh nhau, khi đối chọi, lúc lại nâng đỡ nhau để cùng đưa người xem bước vào một không gian được vẽ từ chính các sự vật, hiện tượng trong đời sống, nhưng lại gây hứng thú cho thị giác bởi cảm giác hư ảo, không thật.

Sức hút thị giác trong tranh trừu tượng của họa sĩ Trần Quang Huy - ảnh 4
Để tạo ra cảm giác “đã mắt” đối người xem, họa sĩ làm việc vất vả, vẽ trong vật vã và cả trong sự thăng hoa

Để tạo ra được không gian như thế trong tranh, tạo ra cảm giác “đã mắt” đối người xem, họa sĩ làm việc vất vả, vẽ trong vật vã và cả trong sự thăng hoa. Vẽ tranh trừu tượng thì họa sĩ trước hết cũng phải “trừu tượng” trong đời sống, có nghĩa, những chuyện cơm áo gạo tiền đều gạt sang một bên, để lơ lửng cùng màu, cùng mảng miếng. Họa sĩ chia sẻ, khi theo đuổi dòng tranh trừu tượng, ông thấy mình có nhiều năng lượng để biểu hiện trên toan. Dù trước đó là sự vô định nhưng càng vẽ, ông càng thấy thích, đó cũng là cái thú của họa sĩ tranh trừu tượng. Dù là trừu tượng đấy nhưng hiệu quả mang lại với người xem là thật, Là hiện hữu. Đó cũng là lý do ông có thêm động lực để theo đuổi dòng tranh này dài lâu./.

Họa sĩ Trần Quang Huy tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam) năm 1988. Ông từng làm họa sĩ thiết kế cho một tờ báo, cho nhà xuất bản. Sau đó, anh nhận ra mình không thích hợp với các công việc gò bó nên đã quyết định chuyển sang công việc mới để thử thách bản thân. Sau cuộc ra mắt triển lãm cá nhân “Mộng du” tại không gian Art Space, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2022, họa sĩ Trần Quang Huy tiếp tục theo đuổi loạt tranh trừu tượng như một con đường tất yếu trong hội họa.

(0) Bình luận
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Triển lãm "Kinh Bắc art 3"- nơi gặp mặt của hội họa miền quan họ
    Triển lãm "Kinh Bắc art 3" khai mạc vào 17h ngày 7/12 và kéo dài đến ngày 13/12 tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh - 29 Hàng Bài, Hà Nội.
  • Triển lãm 'Họa Cam Thảnh Cảm' vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin
    Ngày 3/12, tại Trung tâm Nghệ thuật Area 75 - Art & Auction (Hà Nội) đã diễn ra khai mạc triển lãm "Họa Cam Thảnh Cảm". Triển lãm mong muốn mang sắc màu hy vọng đến với những cuộc đời bất hạnh của nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Sức hút thị giác trong tranh trừu tượng của họa sĩ Trần Quang Huy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO