Sự vĩ đại của CON NGƯỜI

arttime| 17/02/2022 10:56

Trời ơi, sao CON NGƯỜI có thể vĩ đại đến như thế! Đó là tiếng kêu của tôi đã một lần bất ngờ thốt lên, khi một mình lặng lẽ lắng nghe bản Giao hưởng số 9 cung rê thứ của Ludwig Van Beethoven do dàn nhạc giao hưởng Đức trình bày liên tục trong 72 phút.

Bản giao hưởng này thường được gọi là Giao hưởng Niềm vui,  Beethoven hoàn thành năm 1824 khi ông đã điếc hoàn toàn. Có lẽ đây là cuộc trình diễn đầy đủ nhất và trọn vẹn nhất kiệt tác của Beethoven, cũng phải thôi, bởi  Đức chính là quê hương của bậc thiên tài. 
ban-giao-huong-so-5-cung-do-thu-dinh-menh-nhac-si-thien-tai-beethoven-1642607958.jpeg

Tôi nói thế vì đã nhiều lần nghe bản giao hưởng này do các dàn nhạc quốc gia của các nước khác trình diễn. Tôi đặc biệt cảm tình và vô cùng thán phục dàn nhạc giao hưởng Nhật Bản trình bày chỉ có 19 phút.

Trong cuộc trình diễn hùng vĩ và tuyệt vời mà tôi chưa từng thấy ở đâu trên thế gian, tại một sân vận động quốc gia, với hàng trăm nhạc công, hàng ngàn ca sĩ đứng trên các ô khán đài -nơi mà tôi nghĩ thường dành cho người xem bóng đá - cả nhạc và lời đều vang lên từ đầu, tôi biết đây chỉ là chương kết của bản giao hưởng và vị nhạc trưởng của dàn nhạc này. Tôi thực lòng nói,tôi yêu nhất trong các nhạc trưởng trên thế giới mà tôi đã được xem chỉ huy(qua Internet)  vì ông vừa điều khiển rất tài ba dàn đại giao hưởng, vừa hát hết lòng, gương mặt ông  luôn thay đổi đường nét và sắc thái,bộc lộ hồn nhiên và say đắm, hoàn toàn như một nghệ sĩ, trong lúc toàn bộ con người ông cuồn cuộn  trong sóng nhạc, ngôn ngữ cơ thể ông sinh động, bừng bừng chói sáng…

Khi diễn thử, ông nhạc trưởng mà tôi xếp vào loại siêu đẳng này, chỉ vào một bà trong tốp lĩnh xướng  mà nói: “Xin lỗi chị, chị ngân không đủ trường độ 1 nốt rê thứ đen có 2 chấm đơn”, thì tôi kinh hãi ông nhạc trưởng này quá. Làm sao trong hàng trăm, hàng ngàn cái miệng há ra rất tròn khi ngân vang ca từ, cái tai thần kỳ của ông nhạc trưởng khủng khiếp này, lại phân biệt được giọng hát, với sự đúng sai trong một phần giây của 1 người trong nhóm lĩnh xướng. Đáng sợ quá đi chứ! Tôi biết nguyên tắc  không như vậy. Dàn nhạc Đức trình bày mới thật chuẩn.Trong  55 phút đầu là nhạc,  lúc êm dịu, thướt tha, lúc như bão táp, với cộng hưởng của đủ các bộ: bộ gõ, bộ hơi, bộ dây… còn 17 phút sau, mới có lời, do hàng trăm ca sĩ  đứng phía cuối của sân khấu cùng cất lên tiếng hát với các cung bậc âm thanh khác nhau trong vang động sang trọng và  quý phải của dàn nhạc. 

Lời đây chính là thơ của đại thi hào Đức Friedrich Schiller: “Ôi Loài Người, hãy tham gia dàn đồng ca hạnh phúc mà Sao Mai đã bắt đầu…”được  L.V. Beethoven phổ vào nhạc ở phần cuối bản giao hưởng vĩ đại của mình.

Ngày 20/ 7/ 1969,  lúc 20 giờ 18 phút, tàu vũ trụ Apollo 11 của Hoa Kỳ đổ bộ xuống Mặt trăng, và CON NGƯỜI, lần đầu tiên bước những bước chân đầu tiên trong 21 phút trên vầng trăng mê hoặc này. Hai Nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã cắm lên đây Quốc kỳ Mỹ in trên một tấm tôn lớn và  đặt vào “Hố Yên tĩnh”  một đĩa nhạc, được chế tác rất đặc biệt,  trong đó có Lời chào của Tổng thống Hoa Kỳ và bản giao hưởng  hùng vĩ này của L.V.Beethoven. 

Tôi hình dung và cảm thấy thật tự hào, khi bản giao hưởng này được kích hoạt và âm thanh hùng tráng của nó vang lên trên Mặt trăng, bản giao hưởng của Niềm vui, là Thông điệp của Con Người trên Trái Đất về hòa bình và nhân ái gửi tới mọi khoảng không gian của các hành tinh.

       Nghe bản nhạc vang dội trong phòng viết của mình, những âm thanh thiên thần của nó, dội thẳng  vào tâm hồn tôi, khiến  cơ thể tôi như bị ngập chìm trong một khát vọng lớn lao, vừa mơ hồ vừa rõ ràng. Tôi đâu có biết tiếng Đức, đâu có hiểu các khúc thức, giọng điệu với những kí hiệu thần kì của thiên tài Beethoven, chạy lớp lớp, ngổn ngang và điệp trùng trên giá nhạc của nhạc trưởng, thoáng trông như những trang bản đồ bát quái, nhưng trong lòng tôi đã hoàn toàn bị sóng nhạc chiếm lĩnh và dày vò. 

Nó làm tôi vui sướng, day dứt, cảm động đến nghẹn thở, và tự nhiên tôi bật khóc. Trời ơi, sao CON NGƯỜI có thể vĩ đại đến như thế, cao đẹp đến như thế, thiêng liêng đến như thế! Và tôi hiểu vì sao  văn hào Xô viết  Nga, Maksim Gorky luôn luôn đề nghị mọi cây bút trên thế giới hãy viết hoa hai chữ CON NGƯỜI !

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Sự vĩ đại của CON NGƯỜI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO