Sự khởi sắc của CLB thơ Đông Anh nhìn từ một cuộc thi

Bùi Việt Mỹ| 28/04/2020 08:39

Cuộc sống thực tế vốn đã sinh động, Đông Anh còn có một đời sống sáng tác văn học nghệ thuật cũng rất sinh động bởi nó được kế tiếp, kết nối từ mạch nguồn văn hóa truyền thống với bản năng sáng tạo, đổi mới của những con người đang sống, lao động và sinh hoạt trên vùng đất Cố Đô phía bắc sông Hồng. Trong hàng chục năm qua với nhiều cuộc thi thơ, câu đối cấp huyện cùng với những cuộc thi ở cấp các CLB và các ngành khác, đủ thấy qua phong trào, đã làm được một công việc có ích, chắp cánh cho công cuộc xây dựn

Sự khởi sắc của CLB thơ Đông Anh nhìn từ một cuộc thi
Trao giải cho các tác giả đoạt giải cuộc thi “Thơ - Câu đối Tết mừng Đảng - mừng Xuân Canh Tý 2020”.
Cuộc thi “Thơ - Câu đối Tết mừng Đảng - mừng Xuân Canh Tý 2020” do huyện Đông Anh phát động kỳ này tiếp tục là bước đi vững chắc bởi nó có cơ sở từ những cuộc thi trước đó, nó có sắc thái mới bởi một huyện đang có nhiều tiềm năng về kinh tế, văn hóa, đô thị nổi trội. Trên 230 bài thơ và 29 câu đối của 140 tác giả hầu hết là công dân của Đông Anh, đều được đánh giá cao cả về nội dung nghệ thuật lẫn tinh thần của các tác giả.

Điểm mới từ các tác phẩm dự thi lần này đó là: Về số lượng thơ và câu đối đều nhiều hơn kỳ trước, các tác giả phân bổ đều ở 23 xã và 1 thị trấn; về nội dung thì có nhiều bài chuyên sâu về quê hương, ít dàn trải chủ đề nên tính đặc trưng cao hơn; về kỹ năng sáng tác được các tác giả chú trọng bởi chính những nhận biết từ các cuộc thi trước, có một vài tác giả đã tham gia cuộc thi đến ba kỳ. Nhưng cũng cần nói thêm, ở một số tác giả trẻ, có khả năng bứt phá hơn kể cả về chủ đề tư tưởng lẫn phương pháp thể hiện mà ít câu nệ như những tác giả quen thuộc.

Về phần Thơ, tất cả các bài đều thể hiện sự tâm huyết của tác giả và họ khắc họa, ngợi ca vẻ đẹp bản chất của quê hương mình. Thơ dự thi năm nay mở ra nhiều hình vẽ khác nhau, nhiều cung bậc âm thanh và sắc màu đã tạo dựng về một bức tranh mùa xuân trên mảnh đất quê hương truyền thống và đổi mới, rất đáng tự hào. Những tiêu đề bài thơ dự thi phần nào đã kết thành cái bản sắc ấy: Đông Anh, miền đất thiêng/ Chợ Tó chiều cuối năm/ Rau sạch Vân Trì/ Ai về Đông Hội quê tôi/ Truyền thuyết làng Tiên Hội/ Về thăm trường cũ/ Thôn đầu ga/ Cói Hội Phụ/ Bác về Tiên Hội trồng đa/ Nắng mới Mai Lâm/ Đất Xuân Lôi/ Lửa chiều ngày hội bỏ bùa/ Nghe bà kể chuyện làng Vân/ Rối nước Đào Thục/ Về với Cổ Loa, rồi cả về Tương quê, về Nếp hoa vàng, hay còn mãi một truyền thuyết Giếng tiên Đền Sái xưa và nay…

Điểm chung của thơ dự thi qua mấy kỳ và đặc biệt ở kỳ này là lối viết không cầu kỳ. Nhưng chính đó lại là cái hay của thơ bởi nó thật tự nhiên, thật sát với thực tế để tạo sự gần gũi với bạn đọc. Lời thơ của những bài thơ kể trên cũng như nhiều bài thơ khác thường dùng lối thể hiện đầy hình ảnh, đôi khi kết hợp cả hội họa làm chất liệu kết cấu xây dựng bố cục, tạo lập tứ thơ. Nói thế là từ góc nhìn của lời bình chứ thực ra người viết chắc chắn có sự thể hiện tự nhiên và giản dị thôi. Đấy chính là cái đẹp của thơ: Việt Hùng hanh hao cái nắng/ Dịu bay những chiếc lá vàng/ Cánh cò liệng chao quãng vắng/ Bồng bềnh mây dạo đường xanh... đấy là những lời giản dị qua con mắt quan sát quanh Việt Hùng gần như chỉ tác giả thơ mới có. Hay là: Em về với Cổ Loa quê/ Tình người, nghĩa đất nếp nề vẹn nguyên/ Hương chè vị trám khó quên/ Bún cần bỏng chủ, chợ phiên đong đầy. Viết như thế cho một nét, thêm một nét về Cổ Loa thì thật vừa khéo. Còn đây nữa: Về Đông Anh thành cổ bước chân đưa/ Em có tới nghe gió lùa vòm lá/ Phố xen lẫn giữa nết quê đẹp lạ/ Lúa ngô xanh vườn quả trĩu hạt bông… thì thật đầy ắp những hình ảnh miền quê ngoại thành.

Những bài viết có câu, đoạn như thế thì khá nhiều. Tuy nhiên cũng thật đáng tiếc là ở các khổ thơ khác hay bài thơ khác lại không giữ được mạch viết vừa suôn sẻ và vừa thấu đáo hay có kết cấu hợp lý nên lại không đưa vào xếp giải cao được. Vòng chung khảo lấy đó để ghi nhận chất lượng nội dung hơn là chất lượng nghệ thuật. Quả thật, nếu lấy nội dung làm thước đo thứ nhất thì toàn bộ thơ dự thi kỳ này là rất thành công. Như trên chúng tôi đã nêu, đủ mảng đề tài, từ di sản văn hóa, nếp xưa tích cũ đến đất nề quê thói, đến lao động nông nghiệp, nông thôn, thị thành, công nghiệp, dịch vụ và nhất là quan hệ gia đình, xã hội, đền ơn đáp nghĩa và niềm tự hào, lòng mong ước... làm nên một diện mạo về văn hóa và nhân cách Đông Anh ngày nay. Tất nhiên, những bài được giải là được lựa chọn từ loạt bài mà trước hết nó hàm chứa một nội dung viết về quê hương của mình. Có một hạn chế cơ bản là thơ viết chưa sâu và viết không đồng đều cả về nội dung lẫn hình thức của cùng một bài, hay cùng một tác giả.

Sự khởi sắc của CLB thơ Đông Anh nhìn từ một cuộc thi
Thêm một tập “Hương sắc Đông Anh” mới.
Có bài thơ được điểm trung bình cao và xem ra đó là bài có lối viết khá chau chuốt, câu từ chắt lọc hình ảnh, bố cục hợp lý, nội dung hàm súc, nhưng lại rất tiếc vì bài nặng về tâm trạng mà không đáp ứng cao yêu cầu gắn kết quê hương như mục đích của cuộc thi. Trong tập Hương sắc Đông Anh có in bài Hoa sưa này của tác giả trẻ Nguyễn Thị Phương Anh, là bài thơ hay với những câu thơ hay: Tạm biệt em, chẳng hẹn tiết xuân sau/ Bịn rịn luyến lưu đường xưa hoa nắng/ Anh đi rồi… ở nơi nao có vắng/ Bóng dáng em trong khắc khoải muộn sầu. Hay bài Đá của Mạch Quang Bách xứng đáng đứng riêng một chiêm nghiệm nhân sinh, một tâm thế độc lập, có lối viết tốt, song nó cũng không hẳn chịu đứng trong hàng lối. Và một bài đáp ứng được các tiêu chí cần thiết, chọn trao giải Nhất là: Giếng tiên Đền Sái, sau khi khớp tên là của nhà thơ Khang Sao Sáng. Cũng là bài thơ thể hiện tâm trạng khá sâu. Bài có bố cục đủ và gọn. Từ cái thực tại nghĩ về nguồn mạch, từ nguồn mạch để mô phỏng, tạo dựng huyền thoại rồi thi vị hóa lên nhằm kéo cái trừu tượng về với thực tại trách nhiệm cuộc sống, khép lại một vòng tạo hóa thiêng liêng của đất trời Đông Anh. Bài thơ sử dụng từ ngữ và nhịp điệu vừa khớp, đủ sức truyền tải hàm ý về nội dung. Tiếp nối là các bài đạt giải Nhì, Ba như: Cảm xúc một ngày thu của Nguyễn Thị Phương Anh, Đông Anh miền đất thiêng của Nguyễn Đăng Thuyết, bài Sắc màu lễ hội của Lại Duy Bến, bài Chợ Tó chiều cuối năm của Đỗ Văn Hạnh và bài Rau sạch Vân Trì của Nguyễn Quang Khả. Tiếp nữa là loạt bài đạt giải Khuyến khích của 12 tác giả, gồm: Mạch Quang Bách, Tạ Xuân Đại, Ngô Ngọc Thăng, Bùi Huy Hoàn, Ngô Hương Lan, Đặng Việt Cường, Nguyễn Tuấn Tranh, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Tuấn Tranh, Nguyễn Duy Vượng, Ngô Đăng Trích và Đoàn Trọng Hiếu.

Về phần Câu đối. Đây cũng là mảng sáng tác chiếm phần quan trọng. Tổng số câu đối dự giải là 29. Tuy về số lượng không nhiều song sức nặng của mỗi cặp câu đối thì thật đáng được ghi nhận và làm cho Ban giám khảo tập trung khá nhiều thời gian, không kém cạnh phần thơ. Về hình thức, có hai loại thể hiện, bằng chữ quốc ngữ và bằng chữ Hán (có phiên âm kèm nghĩa đen). Tuy bằng hình thức nào thì cũng xuất phát từ việc học và làm theo truyền thống cha ông chúng ta. Năm nay số lượng câu đối bằng Hán nôm có tăng hơn so với kỳ thi trước. Hầu như các câu đối dự giải đều đạt yêu cầu nguyên tắc, niêm luật. Về chủ đề, tập trung ở các lĩnh vực văn hóa, tín ngưỡng và giáo dục. Mỗi chữ đều hàm chứa ý nghĩa sâu rộng và quảng đại, nêu bật hào khí truyền thống, miền đất văn vật linh thiêng tụ hội và phát sáng. Bên cạnh đó, cũng có những câu đối thật giản lược về hình thức và nội dung, song lại khá hay khi nói về làng quê đổi mới và đất nước vào xuân... Thật là, chọn cặp đối này, lại tiếc cặp đối khác. Những câu đối đoạt giải Nhất, Nhì, Ba cũng không tạo được độ chênh lệch cao hay xa mà cái chính lại được ghi nhận ở chỗ dụng chữ. Nhiều khi đọc chữ tạo cho ta cảm giác linh ứng, tạo thế đứng của câu đối; lại biết thừa hưởng của giá trị sáng tạo truyền thống mà vận dụng để tạo mới, tạo đăng đối, lấy vế đối tôn tạo vị thế của ngữ nghĩa chính là xác định được vị thế của câu đối dự thi. 

Có 2 giải Nhì, của hai tác giả: Trần Tiến Tĩnh và Lê Đình Chiến xã Xuân Canh. 3 giải Ba của các tác giả: Nguyễn Hữu Đức, Ngô Đăng Trích, Ngô Quốc Dũng. Và 8 giải Khuyến khích của Trần Thị Ánh Nguyệt, Lại Duy Lực, Phạm Ðức Thiêm, Nguyễn Ðình Khoát, Ngô Vần Hộ, Vương Khắc Côn, Bùi Minh Ðạo, Nguyễn Hữu Chế, tất cả đều rất xứng đáng được ghi danh.

Nhìn về kết quả của cuộc thi năm 2020, có thể khẳng định: Ban tổ chức đã thành công trong việc tiếp nối các cuộc thi sáng tác, huy động được một lực lượng lớn các cây bút chuyên và không chuyên trong toàn địa bàn tham gia tích cực và luôn hướng về kết quả của cuộc thi nhân dịp dầu xuân mới. Chính từ phong trào này, trên cơ sở hàng trăm, vài trăm tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung đã đóng góp đáng kể cho nếp sống sinh hoạt văn hóa cũng như động viên được lực lượng những người yêu thích sáng tạo cổ vũ các hoạt động văn hóa có ích cho xã hội, xây dựng một bức tranh nghệ thuật làm đẹp quê hương…

Một kỳ nữa, chúng ta lại có thêm một tập sáng tác “Hương sắc Đông Anh” mới. Một tập thơ và câu đối chọn các bài chung khảo, thật hay và thật đa dạng. Đây vừa là để ghi nhận thành quả cuộc thi, vừa là tập bổ sung có giá trị vào thành tựu văn học nghệ thuật của Thủ đô Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Lời cảm ơn của Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội
    Ngày 25/6/2025, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội tổ chức trang trọng hội nghị Gặp mặt tri ân các thế hệ nhà báo Thủ đô và khen thưởng tập thể, cá nhân hội viên nhà báo các cơ quan báo chí Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
  • Tôn vinh 80 gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô
    Hướng tới kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2025), sáng 26/6 tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô năm 2025. Sự kiện góp phần tôn vinh những mái ấm gương mẫu, giàu trách nhiệm với cộng đồng, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội.
  • Tây Hồ: Vững bước trên hành trình kiến tạo đô thị hiện đại, văn minh và giàu bản sắc
    Ba thập kỷ nhìn lại, quận Tây Hồ đã ghi tên mình vào bản đồ đô thị hiện đại của Thủ đô Hà Nội không chỉ bằng những công trình, con đường hay chỉ số tăng trưởng mà bằng cả những chuyển biến sâu sắc trong chất lượng sống, trong tư duy quản trị và trong tinh thần xây dựng cộng đồng người dân “thanh lịch, văn minh”, đúng với bản sắc của đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Viết về Hà Nội luôn có sự rung cảm của trái tim”
    Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Gợi mở để văn nghệ sỹ Thủ đô triển khai hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội
    Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội khẳng định: “Phát huy vai trò của Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là sự thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp của người nghệ sĩ”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Danh sách Bí thư, Chủ tịch 126 xã, phường Hà Nội
    Sáng 30/6, Hà Nội công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.
  • Cơ hội trải nghiệm văn hóa truyền thống tại “Ngôi nhà chung”
    Từ ngày 1 đến 31/7/2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức chuỗi hoạt động với chủ đề “Về làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống”. Sự kiện có sự tham gia của hơn 100 đồng bào đến từ 16 dân tộc, nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho thiếu nhi, đồng thời giới thiệu những giá trị đặc sắc trong đời sống văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
  • “Gặp tôi trong tương lai”: Khơi dậy ước mơ nghề nghiệp từ trang sách thiếu nhi
    Sáng 29/6/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng, lễ khai mạc trưng bày “Gặp tôi trong tương lai” đã diễn ra, mở đầu cho chuỗi hoạt động tổng kết chương trình kêu gọi ý tưởng sáng tác sách thiếu nhi. Đây là một sáng kiến được khởi xướng bởi The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC), phối hợp thực hiện cùng ECUE VGEM và Nhà xuất bản Kim Đồng, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chương trình Investing in Women, một sáng kiến của Chính phủ Australia.
  • Khán giả Hà Nội chuẩn bị được thưởng thức kịch rối truyền thống Bunraku Nhật Bản
    Ra đời từ đầu thế kỷ 17 và phát triển rực rỡ trong thời kỳ Edo, Bunraku không chỉ là di sản văn hóa đặc sắc của Nhật Bản mà còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2003.
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Sự khởi sắc của CLB thơ Đông Anh nhìn từ một cuộc thi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO