Siết chặt quản lý “tín dụng đen

HNM| 24/04/2019 10:42

Thời gian qua, mặc dù cơ quan chức năng đã có nhiều khuyến cáo về tình trạng "tín dụng đen", nhưng hoạt động này vẫn diễn biến phức tạp, gây hệ lụy lớn trong xã hội. Để siết chặt quản lý “tín dụng đen”, các cơ quan chức năng của thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận vay vốn...

Theo báo cáo của Công an thành phố Hồ Chí Minh, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là "tín dụng đen". Trong đó, mô hình cho vay trực tuyến đang phát triển rất nhanh, thu hút hàng nghìn người vay, chủ yếu là những khách hàng dưới chuẩn (không đáp ứng điều kiện vay ngân hàng), lượng tiền vay ít, phục vụ nhu cầu chi tiêu cấp bách nên rất khó kiểm soát. 

Đơn cử, anh T. T. M. (ngụ tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, do cần tiền, qua mạng internet, anh tìm đến Công ty H.A (có trụ sở tại phường Tân Định, quận 1) và vay được 50 triệu đồng (lãi suất 5% một tháng) với thủ tục rất đơn giản, thế chấp bằng chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe hoặc hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên, khi đến hẹn anh chưa đủ tiền trả lãi, công ty trên đã cho người xuống nhà gây khó dễ và tăng mức lãi suất lên 10%... khiến anh phải ngậm ngùi trả món nợ với mức lãi suất quá cao.

Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới về vấn đề trên, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng phòng Tham mưu, Công an thành phố Hồ Chí Minh nêu rõ: Tuyệt đối không nên vay tiền của các đối tượng cho vay nặng lãi. Trường hợp khó khăn về tài chính, trước tiên nên trao đổi với người thân để nhờ giúp đỡ. Nếu cần phải vay tiền, người dân nên đến vay tại các ngân hàng để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu vay vốn thì liên hệ với cơ quan, chính quyền địa phương để được hỗ trợ vay từ các ngân hàng chính sách xã hội.

Để góp phần hạn chế “tín dụng đen”, thời gian qua, các cơ quan chức năng tại thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho người dân tiếp cận các nguồn vốn vay. Đơn cử, năm 2018, huyện Bình Chánh được trung ương, thành phố cân đối trên 386 tỷ đồng để Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện chủ động, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận sử dụng vốn vay làm kinh tế gia đình, tăng 63 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017. Nhờ vậy, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tạo điều kiện cho trên 4.270 hộ nghèo, hộ cận nghèo vay trên 96 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều tổ chức cho vay, hỗ trợ vốn như: Quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC) do Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh quản lý, Quỹ Trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP - thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh)... 

Chị Nguyễn Thị Diệu Hằng, Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC) cho biết, mục đích của BSSC là khuyến khích tinh thần kinh doanh, cổ vũ khát vọng làm giàu chân chính cho người trẻ. Tổng nguồn vốn của quỹ là 100 tỷ đồng. Với nguồn vốn này, BSSC mong muốn sẽ là nguồn lực để tăng cường các giải pháp về vốn cho thanh niên làm kinh tế.

Còn ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh cho hay, đã yêu cầu các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn cùng với hệ thống tổ chức tài chính vi mô, hệ thống Chi nhánh Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), Ngân hàng Chính sách xã hội tại các quận, huyện ngoại thành tiếp tục tổ chức triển khai các chương trình tín dụng chính sách ngay trong năm nay. Mục tiêu là sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho hộ gia đình, cá nhân, các khu vực còn khó khăn phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập... góp phần hạn chế “tín dụng đen”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Siết chặt quản lý “tín dụng đen
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO