sáp nhập

Phường Sơn Tây (mới) họp Tiểu ban văn kiện Đại hội Đảng bộ phường lần thứ Nhất, ổn định tổ chức bộ máy, công tác cán bộ
Sáng ngày 3/7, Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Sơn Tây (thành phố Hà Nội) lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 tổ chức Hội nghị thông qua các nội dung chuẩn bị Đại hội.
  • Hà Nội: Cán bộ chủ chốt 126 xã, phường (mới) được lựa chọn theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra
    Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội khẳng định, đội ngũ cán bộ của 126 xã, phường (mới) sau sắp xếp đơn vị hành chính của Thành phố được lựa chọn theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, lấy cán bộ cấp huyện làm nòng cốt và bổ sung cán bộ có năng lực từ các sở, ban, ngành, đoàn thể của Thành phố về công tác tại cơ sở.
  • Thị xã Sơn Tây sẵn sàng thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Thành ủy Hà Nội và Công văn số 5537-CV/BTCTU ngày 16/6/2025 của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, Ban thường vụ Thị ủy Sơn Tây triển khai vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đây là bước đi quan trọng nhằm thực hành, kiểm nghiệm các mô hình tổ chức, quy trình vận hành mới, chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
  • Tránh phô trương, hình thức khi tổ chức Lễ công bố sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
    Ngày 24/6, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận số 170-KL/TW về rà soát tình hình chuẩn bị Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu (sau đây gọi là Kết luận số 170-KL/TW).
  • Sáng rõ nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Ủy ban kiểm tra cấp xã (mới)
    Báo cáo chuyên đề do đồng chí Trần Tiến Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình bày tại “Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị cấp xã mới”, đã giúp hơn 1,5 triệu đại biểu dự Hội nghị (trực tiếp và trực tuyến) rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Ủy ban kiểm tra cấp xã (mới).
  • Sửa sách giáo khoa 4 môn học sau sáp nhập tỉnh, thành phố
    Chương trình học các môn này sẽ được chỉnh sửa, cập nhật yêu cầu cần đạt, kiến thức, địa danh, số liệu, bản đồ, biểu đồ và thông tin kinh tế – xã hội, là căn cứ sửa sách giáo khoa.
  • Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố
    Sáng 12/6, tại chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua “Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025”. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 12/6 và đây là quyết định mang tính lịch sử nhằm thể chế chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng bộ máy, xây dựng hệ thế thống chính trị tinh – gọn - mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả.
  • Thể chế hóa chủ trương của Đảng để phân định thẩm quyền cấp tỉnh, cấp xã mới trong quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao
    Vụ Pháp chế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xây dựng Dự thảo “Thông tư Quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Dự thảo và Tờ trình đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đến hết ngày 15/6/2025.
  • Cấp xã quản lý Trung tâm Văn hóa - Thể thao của huyện sau khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa ban hành Công văn số 68/CV-BCĐ, trong đó định hướng các Trung tâm Văn hóa ở cấp huyện hiện nay chuyển về cấp xã quản lý, thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ sự nghiệp văn hóa, thể thao trên địa bàn xã, khu vực liên xã và các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu trên địa bàn xã.
  • Cú hích từ sáp nhập: Hình thành vùng đô thị động lực Bắc Giang - Bắc Ninh
    Quyết định sáp nhập Bắc Giang vào Bắc Ninh không chỉ là một bước ngoặt hành chính mà còn kiến tạo một vùng đô thị động lực mới của khu vực Thủ đô. Sự hợp nhất này mở ra một chương mới, nơi tiềm năng của vùng đất Bắc Giang hòa quyện với sức mạnh của Bắc Ninh để hướng tới đưa tỉnh Bắc Ninh mở rộng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Hà Nội: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả” trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
    Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố năm 2025. Trong đó, Thành phố thể hiện 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”, để quá trình thực hiện đảm bảo đoàn kết, thống nhất, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân.
  • Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được bầu 125 đại biểu HĐND sau sáp nhập, tăng 30 đại biểu
    Chính phủ đã có tờ trình gửi Quốc hội về dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Dự luật sẽ được trình xem xét tại kỳ họp thứ 9 tới (dự kiến khai mạc sáng 5-5).
  • Quy định trình tự, thủ tục xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
    Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025” do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 15/4/2025 đã làm rõ các quy định trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
  • Danh sách dự kiến tên gọi của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, hợp nhất
    Ban chấp hành Trung ương đã thống nhất cao về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương). Sau đây là danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh (Kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW, ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII).
  • Hà Nội dự kiến còn 50% đơn vị hành chính cấp xã, phường
    Hà Nội dự kiến giảm 50% xã, phường sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, theo dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO