Đời sống văn hóa

Sắp diễn ra Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” năm 2024

Tô Ngọc Oanh 30/05/2024 06:26

Nhân dịp tết Đoan Ngọ 2024 và Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ tổ chức chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” vào ngày 6/6 tới nhằm bảo tồn, tôn vinh truyền thống văn hóa của dân tộc nói chung và phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long.

Đoan Ngọ (Đoan Dương) là tết cổ truyền của Việt Nam và một số quốc gia Đông Á, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đây được xem là tết kỳ lạ nhất của người Việt với nhiều phong tục lễ nghi độc đáo. Theo các nguồn sử liệu cho biết, trong cung đình thời Lê, tết Đoan Ngọ là lễ thường triều, hoàng đế chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như cúng tế các tiên tế, báo hiếu bậc sinh thành, ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan… Tết Đoan Ngọ trong cung đình và ngoài dân gian tuy có những lễ nghi, phong tục khác nhau nhưng đều là dịp con cháu tìm về cội nguồn, nhớ ơn công đức tổ tông, cầu sức khỏe, bình an, cầu mùa màng bội thu.

Chương trình "Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa" sẽ diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long vào ngày 6/6 tới. (Ảnh: BTC)

Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” năm 2024 có nhiều hoạt động hấp dẫn, gồm: (1) Trưng bày về các phong tục dân gian truyền thống, các nghi lễ trong cung đình ngày Tết Đoan Ngọ; (2) Thực hành hai nghi lễ đặc sắc ngày Tết Đoan Ngọ trong cung đình (nghi lễ cúng tế tổ tiên và nghi lễ ban quạt); (3) Thực hành phong tục dân gian “giết sâu bọ” và trình diễn, giao lưu nghệ thuật thưởng trà.

Cụ thể, khu trưng bày sẽ tái hiện các phong tục dân gian truyền thống, các nghi lễ trong cung đình ngày Tết Đoan Ngọ một cách chân thực thông qua không gian thờ cúng và không gian trưng bày các loại thảo mộc, các loại túi thơm. Khu trưng bày sẽ làm gợi nhớ đến hình ảnh 2 khu phố cổ quen thuộc là Thuốc bắc và Hàng Mụn. Vào mỗi dịp tết Đoan Ngọ, người dân kinh thành Thăng Long xưa lại nhộn nhịp đi mua chỉ ngũ sắc, túi thơm trên phố Hàng Mụn về đeo cho trẻ con; đi mua lá thảo mộc về làm trà đun nước uống hàng, mua thảo dược về phòng bệnh… Thời gian trưng bày từ ngày 1/6 tới tại Nhà 19C, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Nghi lễ tiến phẩm dâng hương các vị tiên đế được tái hiện tại Hoàng Thành Thăng Long.

Bên cạnh đó, du khách sẽ được trải nghiệm thực hành nghi lễ cung đình với việc thực hành nghi lễ tiến phẩm dâng hương lên các vị tiên đế và nghi lễ ban quạt diễn ra 8h30 ngày 6/6 tại sân điện Kính Thiên, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long; trải nghiệm thực hành phong tục dân gian “giết sâu bọ” và phần giao lưu, trò chuyện cùng Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết về phong tục này vào 9h00 cùng ngày tại Lầu Bát giác, cổng Đông, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Ngoài ra, còn có các hoạt động trình diễn, giao lưu với trải nghiệm nghệ thuật thưởng trà, nghe các nghệ nhân sẽ chia sẻ những câu chuyện hay, những bí quyết ướp trà, pha trà, thưởng trà đặc sắc... truyền tải tri thức, sự hiểu biết và niềm vui đến với du khách. Chương trình diễn ra lúc 10h00 ngày 6/6 và 10h00 ngày 9/6 tại lầu Bát giác, cổng Đông, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long./.

Bài liên quan
  • UNESCO ủng hộ Hà Nội trong bảo tồn Di sản Hoàng Thành Thăng Long
    Chuyến thăm của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tới Việt Nam lần này thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, đồng hành của UNESCO với Chính phủ Việt Nam, cũng như với chính quyền các địa phương, các đơn vị quản lý di sản, trong đó có Thủ đô Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Sắp diễn ra Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO