Sách giáo khoa sẽ được chỉnh sửa nhằm hạn chế việc học sinh ghi vào sách

HNM| 21/09/2018 16:18

Trước ý kiến của dư luận về tình trạng một số sách giáo khoa phổ thông chỉ dùng được một lần, gây lãng phí, ngày 21-9, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đã có ý kiến phản hồi về việc này.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, sách giáo khoa (SGK) biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được triển khai ở các nhà trường từ năm học 2002-2003. Phiên bản SGK hiện nay đã được sử dụng ổn định từ nhiều năm nay.

Khi biên soạn SGK hiện hành, các tác giả đã xây dựng hệ thống bài tập trong SGK theo hướng đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức nhằm tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập khác nhau. Do đó, ngoài các câu hỏi, bài tập dạng truyền thống (bài tập tự luận), các tác giả có đưa vào SGK (chủ yếu là SGK toán lớp 1, tiếng Anh) các dạng bài tập trắc nghiệm với các hình thức đặc thù như điền khuyết, lựa chọn đúng/sai... 

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, tuy không yêu cầu học sinh làm bài hay viết trực tiếp vào SGK mà cần làm vào vở viết hoặc vở bài tập nhưng nếu giáo viên không hướng dẫn ngay từ đầu năm học và nhắc nhở thường xuyên thì học sinh sẽ có thói quen viết trực tiếp vào SGK, gây lãng phí như dư luận phản ánh.

Về quan điểm chỉ đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định, SGK cần được sử dụng, bảo quản tốt để có thể sử dụng lại được khi cần thiết, tránh lãng phí cho gia đình học sinh và xã hội. Giáo viên cũng có yêu cầu nhắc nhở học sinh không viết vào sách để SGK có thể sử dụng được nhiều lần. 

Ngay từ năm học đầu tiên (năm học 2002-2003) triển khai thay SGK mới ở lớp 1, cùng với việc quán triệt trong các khóa bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn hướng dẫn thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy học lớp 1 theo chương trình và SGK. Công văn nêu rõ: “Các trường cần xây dựng tủ sách dùng chung để tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn sách. SGK cần được luân chuyển sử dụng trong nhiều năm”. 

Năm học 2004-2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban hành Công văn 7590/GDTH hướng dẫn giảng dạy các môn học ở lớp 3 cho các vùng, miền và các lớp dạy học 2 buổi/ngày, trong đó yêu cầu: “Giáo viên căn cứ vào văn bản phân phối chương trình môn tiếng Việt để thực hiện các bài dạy trong SGK tiếng Việt 3, hướng dẫn học sinh sử dụng SGK một cách có hiệu quả (tận dụng cả kênh hình và kênh chữ) nhằm đạt được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của môn học. Cần nhắc nhở học sinh có ý thức giữ gìn (không được viết, vẽ… vào sách) để sử dụng SGK được lâu bền”.

Để khắc phục tình trạng SGK chỉ sử dụng một lần, gây lãng phí, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo, yêu cầu các địa phương, nhà trường hướng dẫn học sinh không nên viết vào sách và giữ gìn, bảo quản sách cẩn thận để có thể sử dụng được lâu dài. Giáo viên trong quá trình dạy học cần hướng dẫn học sinh làm bài tập, viết kết quả, trả lời câu hỏi vào vở viết, vở bài tập.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang yêu cầu Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam kiểm tra, rà soát, đánh giá cụ thể việc in ấn và phát hành SGK để có đề xuất chỉnh sửa cụ thể thiết kế nhằm hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào SGK. Sắp tới, khi tổ chức biên soạn SGK theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quán triệt với các nhà xuất bản tham gia biên soạn SGK và các hội đồng thẩm định quốc gia về vấn đề này để khắc phục tình trạng học sinh viết vào SGK, tránh lãng phí.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
    Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.
Đừng bỏ lỡ
Sách giáo khoa sẽ được chỉnh sửa nhằm hạn chế việc học sinh ghi vào sách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO