RMIT mở ngành Quản trị Nguồn nhân lực và Kinh doanh Kỹ thuật số

PV| 06/08/2019 08:20

Đại học RMIT sẽ chào đón lứa sinh viên đầu tiên thuộc hai ngành Kinh doanh - Quản trị Nguồn nhân lực và Kinh doanh Kỹ thuật số - vào học kỳ ba năm 2019.

 Phó giáo sư Mathews Nkhoma, Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị tại RMIT Việt Nam, cho biết hai chương trình mới sẽ đáp ứng nhu cầu nhân sự cho ngành quản trị nguồn nhân lực đang ngày càng tăng cao, cũng như cho các mô hình kinh doanh mới xuất hiện kết quả từ những đột phá trong kỹ thuật số. “Việt Nam, với vị thế là một trong những quốc gia mới nổi năng động nhất khu vực Đông Nam Á, cần đội ngũ nhân lực nhanh nhẹn và thông thạo nhiều mảng hơn nhằm duy trì tính cạnh tranh của mình. Do lực lượng lao động tại Việt Nam ngày càng gia tăng về số lượng, nhu cầu về chuyên gia nhân sự cũng tăng cao theo”, Phó giáo sư Nkhoma chia sẻ.

Ông bổ sung thêm rằng cuộc Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ cũng cần một thế hệ chuyên gia nhân sự mới, những người được trang bị kiến thức mới nhất và bộ kỹ năng cần thiết giúp giải quyết những thách thức hiện nay tại các công sở. “Chương trình Quản trị Nguồn nhân lực sẽ giúp sinh viên đặt được các tiêu chuẩn chuyên môn quốc tế và có lợi thế cạnh tranh cao trong lĩnh vực nhân sự”, ông nói.

Được sự công nhận của Viện Khoa học Quản lý nguồn nhân lực Úc, chương trình Quản trị Nguồn nhân lực sẽ cho sinh viên học ngành này bằng cấp đạt tiêu chuẩn được công nhận dành cho chuyên gia nhân sự. Bên cạnh đó, nội dung học được kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành, bao hàm tất cả các khía cạnh về quản lý con người trong một tổ chức như quan hệ tuyển dụng, sức khỏe và an toàn lao động, sức khỏe tâm thân, phát triển nhân lực, quản lý hiệu suất làm việc trong tổ chức, quản lý nhân sự quốc tế, đàm phán và ủng hộ.

Đối với ngành Kinh doanh Kỹ thuật số, Phó giáo sư Nkhoma cho biết khái niệm kinh doanh kỹ thuật số còn khá mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngành này lại đang trên đà tăng trưởng tốt, với tổng thu nhập năm tỉ đô la Mỹ vào năm 2016 và con số này dự đoán sẽ tăng lên mười tỉ đô la Mỹ vào năm 2021, số liệu từ Bộ
Công thương.

“Đây là một thị trường năng động với hàng tá ‘người chơi’ trong nước và quốc tế, đưa ra thị trường mọi loại sản phẩm từ chăm sóc cá nhân và thiết bị điện tử, đến xe cộ và bất động sản”, Phó giáo sư nói. Ông liệt kê ra những gương mặt nổi bật trong lĩnh vực này gồm Lazada, Shopee, Batdongsan và Thegioididong, cũng như các doanh nghiệp hợp tác hoạt động như Grab hay Luxstay, và các công ty tài chính công nghệ như Timo.

Phó giáo sư Nkhoma chú giải rằng, “để thành công trong thế giới số hóa, chuyên gia trong ngành này và lãnh đạo doanh nghiệp phải có chuyên môn về kỹ thuật cũng như các kỹ năng thiết yếu để đương đầu với những thách thức từ các đột phá diễn ra không ngừng”. Ông cho biết chương trình sẽ trang bị để sinh viên sẵn sàng làm việc trong kỷ nguyên số, đồng thời hỗ trợ giúp các bạn tiếp cận với mọi xu hướng mới nhất của kỹ thuật số, ứng dụng và lý thuyết. Ngành này sẽ tạo tiền đề để sinh viên tốt nghiệp nắm giữ những vai trò lãnh đạo và quản trị trong các tổ chức như các cơ quan thuộc chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp kỹ thuật số, doanh nghiệp khởi nghiệp kỹ thuật số và các công ty tài chính công nghệ.

Cả hai ngành Quản trị Nguồn nhân lực và Kinh doanh Kỹ thuật số đều đưa phương pháp Học tập từ thực tiễn công việc WIL vào giảng dạy. Phương pháp này bao hàm các dự án dựa vào tình huống thực trong ngành, các tình huống giả định hoặc bố trí công việc thực thụ.

RMIT Việt Nam sẽ trao bốn suất học bổng trị giá 50% học phí chương trình đại học cho sinh viên ứng tuyển vào hai ngành Quản trị Nguồn nhân lực và Kinh doanh Kỹ thuật số (hai suất cho mỗi ngành).

Trường sẽ ra mắt hai chương trình tại cơ sở Hà Nội vào ngày 11/08 và tại cơ sở Nam Sài Gòn vào ngày 15/08/2019.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Hà Nội chủ động ứng phó với mưa lớn
    Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động ứng phó với mưa lớn, giảm thiểu thiệt hai do thiên tai.
  • Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài đoạt giải Vàng Kiến trúc Quốc gia
    Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài (TP Huế) vừa được vinh danh giải Vàng hạng mục “Công trình Kiến trúc Đặc biệt” và giải “Vì sự phát triển Kiến trúc” tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
RMIT mở ngành Quản trị Nguồn nhân lực và Kinh doanh Kỹ thuật số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO