Nhiếp ảnh

Ra mắt thư viện ảnh trực tuyến chung của Pháp và Việt Nam

Thạch Vũ 07:41 16/02/2023

Sáng 15/2, Viện Thông tin Khoa học xã hội (ISSI) và Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) đã tổ chức khai trương trang web chung giới thiệu phông tư liệu ảnh của hai cơ quan.

z4111607755786_9fab4fd5acddd74d729a1b1b386abf59.jpg
Một số bức ảnh được trưng bày tại buổi ra mắt.

Sự kiện được tổ chức ở Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội. Đây là hoạt động trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam (1973-2023).

Dự án hợp tác này được bắt đầu từ năm 2019, do Viện Thông tin Khoa học xã hội, cơ quan khoa học và công nghệ trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) và Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, một trong năm trường Pháp ở nước ngoài.

Phông ảnh di sản của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp được tạo nên từ đầu thế kỷ 20 tại Hà Nội từ những cống hiến liên tục: đóng góp của các nhà nghiên cứu, biếu tặng từ du khách, từ những nhà sưu tầm nghiệp dư và các cơ quan chính phủ. Phông ảnh gồm ảnh tư liệu và khoa học, trong đó phần lớn là ảnh các di tích, các cuộc khai quật khảo cổ học, ảnh những nghi lễ tôn giáo, các hiện vật bảo tàng, những thành phần kiến trúc, sao in tài liệu và ảnh chụp từ trên không trung.

Tháng 9/1954, EFEO chuyển trụ sở chính từ Hà Nội vào Sài Gòn, một bản sao bộ sưu tập ảnh đã được gửi về Paris, nơi đặt trụ sở chính của EFEO vào năm 1961, hình thành kho tư liệu ảnh ở Paris. Hai kho tư liệu ảnh được lưu trữ tại Hà Nội và Paris do ISSI và EFEO quản lý, bổ sung cho nhau và không ngừng phát triển.

Thư viện ảnh ảo chung tập hợp gần 70.000 bức ảnh (57.000 bức ảnh từ kho ảnh của ISSI và hơn 10.000 bức ảnh của EFEO), được chụp tại Việt Nam và ở nhiều nước châu Á khác trong giai đoạn từ đầu thế kỷ 20 đến những năm 1980, bao gồm bộ phông ảnh lịch sử trong kho ảnh của EFEO được giữ lại ở Hà Nội, nay đã trở thành bộ sưu tập ảnh cổ của ISSI.

Thư viện ảnh trực tuyến này được quản lý bằng một công cụ hiện đại, khai thác những lợi thế sẵn có như các bộ sưu tập ảnh được số hóa, kết hợp quản lý cơ sở dữ liệu. Tập hợp các phông ảnh trên một trang web chung là một thuận lợi rất lớn đối với các nhà nghiên cứu.

Tại sự kiện, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Viện Thông tin Khoa học xã hội và Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp cũng giới thiệu triển lãm ảnh “Một thế kỷ tư liệu ảnh khoa học: di sản chung của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp và Viện Thông tin Khoa học xã hội”.

Bài liên quan
  • Trưng bày “Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia”
    Chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2022) và kỷ niệm 90 năm ngày khánh thành công trình tòa nhà bảo tàng (1932 - 2022), sáng ngày 18/11/2022, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia” và tổ chức tiếp nhận hiện vật do Hoa Kỳ trao trả cho Việt Nam.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt thư viện ảnh trực tuyến chung của Pháp và Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO