Theo đó, Thông tư quy định nhà, kho, bãi để phương tiện PCCC và CNCH phải bảo đảm an ninh, trật tự, có hệ thống thiết bị chiếu sáng, được trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy thông dụng và đáp ứng các điều kiện như: có mái che, tường bao quanh, bảo đảm khô ráo, thoáng khí, sạch sẽ; có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng…
Xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, máy bơm chữa cháy phải được bố trí trong nhà; tàu, xuồng, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải được bố trí tại bến bãi bảo đảm yêu cầu hoạt động của phương tiện. Các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khác phải được bố trí ở nơi đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 hoặc trong các khoang chứa phương tiện của xe chữa cháy, xe chuyên dùng và quản lý an toàn, bảo đảm thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, máy bơm chữa cháy và các phương tiện PCCC và CNCH khác chưa sử dụng phải được bảo quản trong kho hoặc nơi quản lý phương tiện PCCC và CNCH đáp ứng yêu cầu để quản lý, bảo quản đúng quy định theo từng chủng loại. Bên cạnh đó, việc bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện PCCC và CNCH sẽ được thực hiện thường xuyên và định kỳ theo quy định tại Điều 7, 8 Thông tư này…
Ngoài ra, trách nhiệm của cơ quan Công an trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và CNCH; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và CNCH; trách nhiệm của người được giao quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và CNCH cũng đã được quy định cụ thể.