Chuyển động Hà Nội

Quận Long Biên (Hà Nội): Gắn biển công trình công viên Lâm Hạ và di tích lịch sử chùa Thanh Am

Mạnh Hà - Thanh Phương 25/10/2023 11:28

Sáng ngày 25/10, Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Long Biên tổ chức gắn biển công trình Công viên Lâm Hạ thuộc phường Bồ Đề và Công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Chùa Thanh Am, phường Thượng Thanh. Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023), kỷ niệm 20 năm thành lập quận Long Biên (6/11/2003 - 6/11/2023).

Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Nguyễn Doãn Toản - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy; Đường Hoài Nam - Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Long Biên; Nguyễn Mạnh Hà - Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Quận uỷ, Thường trực HĐND, các phòng, ban, ngành, đoàn thể Quận; Lãnh đạo Đảng uỷ - UBND - UBMTTQ phường Thượng Thanh, phường Bồ Đề, các tổ dân phố, các cụ cao niên cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Công viên Lâm Hạ góp phần tạo điểm nhấn về kiến trúc và cảnh quan đô thị của Quận

2.jpg
Công viên Lâm Hạ góp phần tạo điểm nhấn về kiến trúc và cảnh quan đô thị; tạo nên không gian xanh - sạch - đẹp- hiện đại.

Dự án “Xây dựng công viên, hồ tại ô quy hoạch E.2/CXKO3, phường Bồ Đề, quận Long Biên có tổng mức đầu tư là 19,65 tỷ đồng được đầu tư đồng bộ gồm các hạng mục: Hồ nước công viên cây xanh; Xây dựng kè hồ, lan can; Đầu tư hệ thống cây xanh thảm cỏ, đường dạo 1,5m xung quanh hồ, sân tập thể thao, thiết bị tập thể thao; Xây dựng hàng rào chống lấn chiếm; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Thoát nước, chiếu sáng, cấp điện, cấp nước... đầu tư đồng bộ theo quy hoạch.

1.jpg
Các đại biểu cắt băng khánh thành Dự án xây dựng công viên Lâm Hạ thuộc phường Bồ Đề.

Công trình khi đưa vào khai thác, góp phần tạo điểm nhấn về kiến trúc và cảnh quan đô thị; tạo nên không gian xanh - sạch - đẹp- hiện đại; hứa hẹn là điểm vui chơi, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao thường xuyên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần ngày càng cao của Nhân dân. Công trình hoàn thành được khớp nối với hạ tầng xung quanh là các tuyến đường, hồ nước lân cận, vườn hoa hiện trạng, đã đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân về điều hòa nước trong khu vực cũng như hệ thống thoát nước chung của quận Long Biên, đồng thời tạo cảnh quan môi trường trong khu vực.

12.jpg
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong và Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Long Biên.

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa chùa Thanh Am

Năm 1990, Cụm di tích lịch sử Đình - Chùa Thanh Am đã được Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Trải qua năm tháng và nhiều biến cố lịch sử, di tích lịch sử chùa Thanh Am đã bị hư hại, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng.

Trước thực tế đó, để giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phục vụ du khách thăm quan, giới thiệu lịch sử văn hóa, tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao đời sống tinh thần, tín ngưỡng của nhân dân; quận đã có chủ trương tu bổ để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di tích lịch sử chùa Thanh Am.

a4.jpg
Di tích lịch sử chùa Thanh Am là nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, các hoạt động văn hoá, lịch sử, sinh hoạt của nhân dân, các tín đồ phật tử trong và ngoài địa phương đến tham quan, hành lễ.

Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Chùa Thanh Am được UBND quận Long Biên phê duyệt có quy mô: Quy hoạch toàn bộ khuôn viên với diện tích 2.780 m2, nâng cao độ khu vực chùa tương đương với cao độ hạ tầng xung quanh. Tu bổ Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà khách, Tam quan với hình thức kiến trúc truyền thống của ngôi Chùa Bắc bộ, các công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Việc tu bổ, tôn tạo ngôi chùa đã góp phần tạo cảnh quan khu di tích nghệ thuật Chùa Thanh Am trở nên khang trang, nhưng vẫn giữ được những giá trị nguyên gốc của di tích. Ngôi chùa sau khi được tu bổ sẽ là nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, các hoạt động văn hoá, lịch sử, sinh hoạt của nhân dân, đồng thời cũng là nơi để các tín đồ Phật tử, nhân dân trong và ngoài địa phương đến tham quan, hành lễ.

11.jpg
UBND quận Long Biên khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Cũng tại buổi lễ, UBND quận Long Biên cũng đã quyết định khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong quá trình triển khai thực hiện dự án Công viên Lâm Hạ (phường Bồ Đề) và Công trình Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Chùa Thanh Am (phường Thượng Thanh), thiết thực chào mừng 20 năm Ngày thành lập quậnLong Biên (6/11/2003 - 6/11/2023)./.

Bài liên quan
  • Hà Nội gắn biển đặt tên 5 tuyến phố mới trên địa bàn quận Long Biên
    Sáng 2/4, Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ quận Long Biên đã tổ chức Lễ gắn biển, đặt tên 5 tuyến phố mới trên địa bàn, gồm: Phố Đào Đình Luyện, Đào Hinh, Đào Thế Tuấn, Vũ Đình Tụng và Tạ Đông Trung. Đây cũng là 5 công trình tiêu biểu hướng tới chào mừng kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập quận Long Biên (06/11/2003 - 06/11/2023).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội tự hào và noi gương đồng chí Đào Duy Tùng, quyết tâm xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tại cuộc Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng” diễn ra chiều ngày 10/5 tại Huyện ủy – UBND huyện Đông Anh (TP. Hà Nội). Hội thảo là hoạt động hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng
    Tham luận tại Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng”, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng, cho biết, truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng.
  • Lan tỏa mô hình “Bữa cơm công đoàn” tại 15 doanh nghiệp huyện Đan Phượng
    Đây là hoạt động thiết thực chăm lo cho người lao động trong Tháng Công nhân năm 2024, LĐLĐ huyện Đan Phượng tổ chức chương trình "Bữa cơm công đoàn, cảm ơn người lao động" tại một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Quận Long Biên (Hà Nội): Gắn biển công trình công viên Lâm Hạ và di tích lịch sử chùa Thanh Am
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO