Nhịp sống Hà Nội

Quận Hoàn Kiếm: Cầu đi bộ Trần Nhật Duật lung linh hơn từ nghệ thuật sắp đặt

Quỳnh Chi 24/04/2024 11:45

Chào mừng ngày Kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, công trình nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã khánh thành vào tối 23/4.

Công trình nghệ thuật được thực hiện bởi nhóm nghệ sỹ Vũ Xuân Đông, Lê Đăng Ninh, Cấn Văn Ân và giám tuyển Nguyễn Thế Sơn.

cau-tnd-6-.jpg
Công trình nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm) vừa được khánh thành tối 23/4.

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật là một lối giao thông đi bộ kết nối khu Phố Cổ và khu vực Phúc Tân cửa khẩu Thanh Yên, thuộc quận Hoàn Kiếm. Các nghệ sỹ, cho biết, thực tế khảo sát cả ban ngày và buổi tối, thấy chủ yếu người sử dụng là những người lớn tuổi, người bán hàng gánh rong, phần nhiều là học sinh đi học. Mật độ người qua lại không quá cao và buổi tối ánh sáng chưa đủ, nên mặt cầu khá tối.

cau-tnd-9-.jpg
Ngay khi khánh thành, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật thu hút nhiều người đến thưởng lãm, "check in".

Từ khảo sát đó, các nghệ sĩ có ý tưởng biến cây cầu đi bộ này trở nên vui tươi, sinh động hơn cũng như được thắp sáng lên thêm vào buổi tối bởi ánh sáng của các tác phẩm sắp đặt nghệ thuật công cộng được có một phần được sử dụng từ vật liệu tái chế.

cau-tnd-20-.jpg
Tác phẩm sắp đặt ánh sáng với chủ đề “Sóng” của họa sĩ Lê Đăng Ninh.

Với chủ đề “Nước”, các tác phẩm sắp đặt tương tác khắp các vị trí trên cây cầu đi bộ biến hóa cây cầu trở thành một bộ sưu tập tác phẩm sắp đặt ánh sáng. Tác phẩm “Thủy cung” của họa sĩ Vũ Xuân Đông gợi cảm giác giống như 1 đường hầm thủy cung đầy hấp dẫn với đủ loại mô hình các loài cá đại dương đang bơi lội phía trên vòm cầu.

cau-tnd-11-.jpg
Các loài cá, mực, sứa…được làm từ vỏ chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa, ni lông tái chế… được thu gom từ khắp nơi trong thành phố.

Sắp đặt các loài cá đại dương được hấp thu ánh sáng bởi hệ thống đèn hắt dọc 2 bên vòm cầu cũng như hệ thống ánh sáng đèn led bên trong.

tnd.jpg
Dọc suốt hành lang thành cầu, tác phẩm sắp đặt ánh sáng với chủ đề “Sóng” gợi lại ký ức của những lớp sóng sông Hồng chuyên chở phù sa suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Xen giữa những lớp sóng là hình ảnh tái hiện những người lao động trong nghiên cứu về “Kỹ thuật của người An Nam” của Henri Oger. Phía chân cầu thang đi bộ từ cả 2 hướng được thiết kế vẽ các bức “Cá chép vượt Vũ Môn” từ kho tàng tranh dân gian Hàng Trống gợi nhắc hành trình học tập rèn luyện của các em học sinh mỗi ngày leo thang bộ đi học giống như hành trình “cá chép hoá rồng”.

cau-tnd-14-.jpg
Về đêm, các tác phẩm nghệ thuật hiện lên đầy màu sắc trên phố đi bộ Trần Nhật Duật.

Với chủ đề là “Nước” hai tác phẩm vẽ 3D sẽ tương tác với trụ cột cầu thành 1 hình kéo khóa nước chảy tràn, và 1 bức tranh 3D phía sau bức tường đê với những con thuyền giấy rất thân thuộc với tuổi học trò. Cây cầu đi bộ với chủ đề “Nước” giống như gạch nối về mặt địa lý giữa 2 khu vực Phố Cổ trong đê và khu vực Phúc Tân ngoài đê sẽ trở thành không gian nghệ thuật công cộng nối dài với không gian nghệ thuật công cộng Phúc Tân và khu phố cổ với địa điểm Trung tâm văn hoá nghệ thuật 22 Hàng Buồm.

cau-tnd-3-.jpg
Các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật đã biến không gian công cộng thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc.
cau-tnd-12-.jpg
Dự án này giúp kích thích thói quen đi bộ khám phá các di sản văn hóa nghệ thuật trong đô thị.

3 địa điểm và không gian nghệ thuật này khi được kết nối với nhau sẽ tạo thành 1 tour nghệ thuật đi bộ hấp dẫn thu hút khách thăm quan du lịch, kích thích phát triển kinh tế, văn hoá và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân địa phương.

cau-tnd-5-.jpg
cau-tnd-8-(1).jpg
Nhiều người thích thú khi được hòa vào không gian nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật.

Dự án này cũng giúp kích thích thói quen đi bộ khám phá các di sản văn hóa nghệ thuật trong đô thị, một thói quen cũng dần phát triển trở lại, giúp gắn cộng đồng hiệu quả hơn trong những năm gần đây.

Các nghệ sỹ thực hiện dự án nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kỳ vọng, đây sẽ là điểm check in mới của người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 cũng như thời gian tiếp theo. Bên cạnh đó, dự án nghệ thuật này sẽ góp thêm một điểm đến văn hóa ở quận Hoàn Kiếm ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Quận Hoàn Kiếm: Cầu đi bộ Trần Nhật Duật lung linh hơn từ nghệ thuật sắp đặt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO