Chuyển động Hà Nội

Quận Hai Bà Trưng tổ chức dâng hoa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Ly Ly 11:14 10/10/2024

Sáng ngày 10/10, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Quận ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng trang trọng tổ chức dâng hoa tại địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến Chiến lũy Ô Cầu Dền - Liên khu II (thuộc khuôn viên trụ sở HĐND&UBND quận).

Tham gia dâng hoa có đồng chí Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng Nguyễn Văn Nam cùng các đồng chí trong Thường trực Quận ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam quận; các Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, lãnh đạo các phòng, ban, trưởng các tổ chức CT-XH quận, lãnh đạo 18 phường, đại diện Ban liên lạc Liên khu II và đại diện cán bộ, nhân dân trên địa bàn quận.

1(3).jpg
Các đại biểu dâng hoa tại địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến Chiến lũy Ô Cầu Dền - Liên khu II.

Nằm trên tuyến đường huyết mạch nối thành phố Hà Nội với phía Nam, Ô Cầu Dền được xác định có vị trí quan trọng đối với Liên khu II nói riêng và với TP nói chung. Chiến lũy Ô Cầu Dền trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là điểm quyết chiến của quân dân Liên khu II, nằm trên chiến tuyến phòng ngự liên hoàn ba cửa ô Đống Mác - Cầu Dền - Đồng Lầm, phía Đông Nam Hà Nội.

2(1).jpg
Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng Nguyễn Văn Nam dâng hoa tại địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến Chiến lũy Ô Cầu Dền - Liên khu II.

Chiến lũy Ô Cầu Dền là địa danh điển hình cho ý chí chiến đấu và tình nghĩa quân dân những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến tại Thủ đô Hà Nội, tháng 12/1946. Ở phía Đông Nam Hà Nội, trận tuyến Ô Cầu Dền có vị trí trọng yếu, như một "quyết chiến điểm". Sự còn hay mất Ô Cầu Dền có tác động quyết định đến tình hình chiến lược của toàn Liên khu II.

Tại Chiến lũy Ô Cầu Dền, từ ngày 20/12/1946 đến 17/1/1947 đã diễn ra những trận đánh ác liệt, chặn đứng, đẩy lùi các cuộc tiến công của địch; thu hút, giam chân địch để ban đêm, quân dân Liên khu II luồn sâu, tập kích các vị trí địch trong nội thành, lập nên những chiến công oanh liệt.

Với ý nghĩa và giá trị của địa điểm, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 6742/QĐ-UBND ngày 8-12-2016 về việc tổ chức gắn bia lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến Chiến lũy Ô Cầu Dền - Liên khu II.

Sự kiện này góp phần khơi dậy lòng tự hào, phát huy giá trị của di tích trong giáo dục truyền thống cách mạng của quận Hai Bà Trưng nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung. Bức phù điêu "Chiến lũy Ô Cầu Dền" do nhà điêu khắc Vũ Đại Bình sáng tác- cũng chính là tác giả của tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” đặt tại vườn hoa Hàng Đậu.

Đặc biệt, nhân dịp này, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực cùng nhân dân Thủ đô và cả nước chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) như: Tổ chức thăm và tặng quà các gia đình chính sách, người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp; Chương trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc, Cuộc thi “Phường Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”; Liên hoan văn nghệ quần chúng, Cuộc thi "Đại sứ Văn hoá đọc"...

Đáng chú ý, quận Hai Ba Trưng đã tổ chức gắn biển 3 công trình, trong đó hai công trình cấp thành phố là: Trường Tiểu học Võ Thị Sáu ở 349 phố Minh Khai và dự án chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Thiền Quang. Một công trình cấp quận là dự án cải tạo vườn hoa Thi Sách - Nguyễn Công Trứ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tạo cơ hội - giá trị - tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô
    Năm 2024 đánh dấu hành trình 70 năm phát triển Thủ đô kể từ ngày giải phóng. Bên cạnh những thành tựu thì những thời cơ và thách thức cũng đã đặt ra những yêu cầu mới đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố. Để tạo cơ hội mới, giá trị mới, tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô, thời gian qua, thành phố đã tập trung cho một trong những nhiệm vụ quan trong là lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với kỳ vọng phác họa rõ nét diện mạo Thủ đô trái tim của cả nước trong tương lai gần và 20 năm tiếp theo. Một quy hoạch chiến lược, hoạch định sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong tương lai đã được xây dựng chứa đựng đủ đầy tình yêu, tâm huyết và khát vọng của đất và người Hà Nội hôm nay.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
  • Hà Nội: Đẩy mạnh tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính
    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch Triển khai tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2024 - 2025.
  • Cần nắm vững quy định Luật Thủ đô 2024 để triển khai thi hành Luật đồng bộ, thống nhất, hiệu quả
    Sáng 11/10, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô 2024 (Luật số 39/2024/QH15). Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở UBND Thành phố và kết nối tới các điểm cầu của 30 quận, huyện, thị xã; Sở, Ngành của Thành phố. Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị.
  • Huy động 300 nhân sự, tình nguyện viên hỗ trợ Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024
    Theo Ban tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024, để chuẩn bị cho Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 9/11 tới, hàng trăm đơn vị, hàng ngàn nhân sự chất lượng trong ngành công nghiệp sáng tạo bước vào giai đoạn gấp rút triển khai hiện thực hóa các ý tưởng, hoàn thiện các tác phẩm, hoạt động.
  • Quận Bắc Từ Liêm: Gắn biển công trình Trung tâm bồi dưỡng chính trị
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), chiều 10/10, quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ gắn biển công trình xây dựng Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận Bắc Từ Liêm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sông Hồng và con người giữ vai trò quyết định sự phát triển đô thị, tương lai của Hà Nội
    Đó là đánh giá của GS.TS – NGND Nguyễn Quang Ngọc (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam). Trên thực tế, Luật Thủ đô 2024 cũng như 2 quy hoạch lớn của Thành phố Hà Nội đã xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sông Hồng, nguồn lực con người nói riêng đối với việc phát triển Hà Nội trong tương lai tới đích “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • [Podcast] Chính sách vượt trội đưa Hà Nội trở thành trung tâm của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao
    Một trong những chính sách mới trong Luật Thủ đô (sửa đổi) được nhiều chuyên gia, nhà khoa học đánh giá cao, đó là Luật Thủ đô đã có các chính sách mới, ưu tiên và đặc thù về phát triển giáo dục và đào tạo, từ đó đưa Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.
  • “Chuyện người Hà Nội”: Phác thảo chân dung người Hà Nội tử tế
    Người Hà Nội từ lâu đã trở thành một danh xưng, tuy nhiên hiểu về danh xưng ấy là một điều không dễ. Đã có nhiều tác phẩm đi sâu khai thác, làm nổi bật khái niệm người Hà Nội từ ngôn ngữ ăn nói, nếp sống thị dân lâu đời, cung cách ăn mặc, ứng xử... “Chuyện người Hà Nội” (NXB Văn học, 2024) là một trong số đó. Qua những câu chuyện, ghi chép nhân văn, cuốn sách góp phần phác họa sắc nét bức chân dung về người Hà Nội tử tế.
  • SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
    Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", với tinh thần tương thân tương ái và tôn chỉ hoạt động “Vì cộng đồng”, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) ủng hộ 30 tỷ đồng nhằm mang đến mái ấm vững chãi cho đồng bào khó khăn, chung tay thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh An Giang.
  • Hà Nội sử dụng hơn 213 tỷ đồng hỗ trợ nông dân sản xuất cây vụ Đông, khắc phục hậu quả bão số 3
    Tại Kỳ họp thứ XVIII vừa qua, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông góp phần khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đây là một chính sách lớn, thiết thực để khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3, sớm ổn định đời sống nhân dân.
Đừng bỏ lỡ
  • Năm Du lịch Quốc gia 2025: “Huế - kinh đô văn hóa sáng tạo” và quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam
    Năm Du lịch Quốc gia 2025 tại tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam.
  • Đề nghị công nhận ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia
    UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, báo cáo Hội đồng thẩm định hiện vật trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
Quận Hai Bà Trưng tổ chức dâng hoa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO