Phương pháp niêm yết doanh nghiệp Việt Nam trên sàn chứng khoán Mỹ
PV|20/12/2022 15:05
Phương pháp niêm yết doanh nghiệp Việt Nam trên sàn chứng khoán Mỹ, phương pháp tiếp cận thị trường Mỹ, mang tinh hoa của Việt Nam quảng bá ra thế giới… là những nội dung được bàn thảo, chia sẻ trong Hội Nghị “Vietnam IPO & Spac Summit” tổ chức tại Hà Nội mới đây.
Ông Paul Chong ký kết đồng hành cố vấn cùng VBS Capital tại Hội nghị "Vietnam IPO & Summit"
Hội nghị “Vietnam IPO & Spac Summit” (phương pháp niêm yết doanh nghiệp Việt Nam trên sàn chứng khoán Mỹ) do Viện nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, VBS Capital và HWO Global, Cộng đồng đào tạo và đầu tư DBD Việt Nam, Cộng đồng Ebisu đồng phối hợp tổ chức. Hội nghị nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam cái nhìn toàn diện về các bước tiến hành và phương pháp niêm yết doanh nghiệp Việt Nam trên sàn chứng khoán Mỹ. Hội nghị cũng là dịp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thực hiện giấc mơ trở thành những doanh nghiệp ‘Unicorn’ trên thế giới (doanh nghiệp có doanh thu trên 1 tỷ USD/năm), trong khoảng thời gian ngắn nhất và mang lại hiệu quả tăng trưởng cao nhất thông qua việc “thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng trưởng nhanh hướng tới hoạt động mua bán, sáp nhập, trở thành công ty đại chúng”.
IPO củng cố vị thế của doanh nghiệp, đất nước
IPO được xem là ước mơ của mọi startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đánh dấu bước ngoặt mới trong phát triển doanh nghiệp. Nếu như trước đây, doanh nghiệp ở Việt Nam phải mất tới hơn chục năm để IPO (FPT mất 18 năm, Yeah1 mất 12 năm), thì giờ đây, những đơn vị như Hybrid Technologies chỉ mất 5 năm, hay Vinfast chỉ mất 4 năm để tiến tới con đường này.
Theo ông Đỗ Năng Hiếu, CEO VBS Capital cho hay, trong nửa đầu năm 2022, chỉ có 6 đợt IPO thành công với tổng giá trị 65,05 triệu USD tại Việt Nam. Trong khi đó trên thế giới đặc biệt là tại thị trường Mỹ, mặc dù cũng bị ảnh hưởng và làm giảm lượng vốn đầu tư vào các doanh nghiệp nhưng vẫn còn rất nhiều cơ hội cho những nước đang phát triển như Việt Nam. Việc tiến hành IPO để niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngoài không chỉ giúp các công ty Việt Nam thu hút các nhà đầu tư mà còn củng cố vị thế của doanh nghiệp và vị thế của đất nước trên thế giới.
CEO VBS Capital Đỗ Năng Hiếu: IPO để niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngoài giúp các công ty Việt Nam thu hút nhà đầu tư và củng cố vị thế của doanh nghiệp, đất nước trên thế giới
UBCKNN sẽ khuyến khích các công ty thực hiện IPO và niêm yết trên thị trường nước ngoài đương nhiên là phải tuân thủ pháp luật và chính sách Nhà nước. Do đó, với khát vọng của VBS Capital là đồng hành cùng các Tập đoàn của Việt Nam phát triển trường tồn, hiện thực hóa ước mơ của mình. Với những chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và Quốc tế trong lĩnh vực đầu tư, cơ chế vốn, IPO và SPAC, VBS cũng mong muốn đồng hành giúp đỡ những Startup có mục tiêu niêm yết của Việt Nam có phương pháp gọi vốn thành công thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị doanh nghiệp. “Là đơn vị tiên phong trong việc phổ biến cơ chế vốn, đầu tư giá trị ở Việt Nam, hội nghị sẽ đánh dấu sự lan tỏa “làn sóng IPO”, một trong những phương thức hiệu quả nhất giúp đẩy mạnh sự phát triển doanh nghiệp Việt, không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế” – ông Hiếu nói.
Là chuyên gia về cơ chế vốn với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu tư, khởi nghiệp, Kinh tế số, Blockchain, hiện đang là Founder và nhà đầu tư của rất nhiều doanh nghiệp và quỹ ở Malaysia, Singapore, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, ông Marcus Leng đã đem đến cái nhìn tổng quan về IPO. Đồng thời ông cũng phân tích những thế mạnh của một doanh nghiệp IPO thành công và lý giải vì sao doanh nghiệp cần IPO, những đích đến - xu hướng trên thế giới của IPO. Đặc biệt, ông Marcus Leng còn chỉ ra 3 chiến lược IPO tại Mỹ dành cho các doanh nghiệp Việt Nam và những cơ hội, thách thức của doanh nghiệp Việt khi tiếp cận thị trường Mỹ.
Chuyên gia hàng đầu về cơ chế vốn Marcus Leng: Để xây dựng và phát triển IPO, doanh nghiệp cần phải có tham vọng, lộ trình, kế hoạch và chiến lược
“Để xây dựng và phát triển IPO, doanh nghiệp cần phải có tham vọng, lộ trình, kế hoạch và chiến lược. Trong đó, cần kế hoạch nhìn xa trông rộng, định vị thương hiệu và biết được giá trị của bản thân”- Marcus Leng khuyên. Marcus Leng đã dẫn chứng: Để IPO tại Mỹ, Vinfast đã có những tham vọng, kế hoạch và chiến lược dài hơi cho nhãn hiệu xe ô tô điện thông minh mang nhãn hiệu Vinfast. Vinfast đã định vị lại thương hiệu, chuyển sản phẩm từ sử dụng nguyên liệu xe xăng sang sản xuất và bán xe Vinfast chạy bằng điện… Vinfast với tầm nhìn trở thành thương hiệu xe điện thông minh thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng xe điện toàn cầu. Đều này đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nên họ đã thành công. Hay một doanh nghiệp chuyên kinh doanh ẩm thực chay khác cũng đã thành công khi IPO tại Mỹ khi họ định vị được thương hiệu và giá trị của của doanh nghiệp với khẩu hiệu “Tương lai của Protein”…
Mặc dù không trả lời chính thức cho câu hỏi, doanh nghiệp Việt cần bao nhiêu lâu để IPO tại Mỹ nhưng các chuyên gia nêu chi tiết: Vào năm 2019, khi Vinfast công bố sẽ IPO tại Mỹ thì họ chưa có nhà máy sản xuất ô tô. Tuy nhiên, với lộ trình, kế hoạch và chiến lược rõ ràng, Vinfast mất 4 năm để có thể IPO tại Mỹ (vào năm 2023) trong khi facebook mất 11 năm để phát triển vốn hóa thị trường và IPO thành công. Như vậy, có thể thấy thời gian IPO của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào lộ trình, chiến lược phát triển và tầm của doanh nghiệp đó.
Điều quan trọng để thành công chính là “đúng chỗ và đúng thời điểm”. Chứng minh cho nhận định này Marcus Leng đã lấy ví dụ về việc chào bán 1 viên đá của cậu bé tại 3 nơi khác nhau. Định giá cho giá trị viên đá đó tại 3 nơi cũng khác nhau. Qua đó, ông cũng đã chỉ ra rằng, định giá giá trị của sản phẩm/công ty phụ thuộc vào thị trường và các cấu trúc xung quanh nó.
Spac - con đường ngắn nhất để doanh nghiệp việt IPO tại Mỹ
Theo chuyên gia, con đường IPO của startup, doanh nghiệp ngày càng được rút ngắn nhờ 2 tác động. Một mặt là các startup, doanh nghiệp hiện nay ngày càng hoàn thiện năng lực nhanh hơn nhờ sự hỗ trợ từ nhiều phía như công nghệ, nhà đầu tư, cố vấn… Mặt khác là cơ chế hỗ trợ IPO cho startup ngày càng thông thoáng hơn.
Diễn giả Chong Paul Chong - Người đạt nhiều kỷ lục về IPO nhanh nhất thế giới: Spac với nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển
Tại Hội nghị, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, có 2 cách để doanh nghiệp Việt Nam IPO tại Mỹ. Tuy nhiên, Ông Paul Chong - Venture Partner của Tập đoàn ARC Group với kinh nghiệm 30 năm trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư và quản lý quỹ, thực hiện thành công 56 dự án niêm yết thông qua Spac (Special Purpose Acquisition Company)-phương thức niêm yết IPO (Initial Public Offering) và giúp cho 111 công ty IPO thành công lại cho rằng: Spac với nhiều lợi thế, mang đến nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển, là cơ hội ngàn vàng để doanh nghiệp vươn ra thế giới, trở nên lớn mạnh và tiếp cận được nguồn vốn dồi dào từ thị trường vốn hóa tại Mỹ.
Paul Chong đã phân tích về phương thức để startup và các doanh nghiệp đang phát triển mạnh tại thị trường Châu Á được niêm yết và gọi vốn từ thị trường Mỹ thông qua cơ chế Spac (Công ty mua lại mục đích đặc biệt, hay còn gọi là các công ty rỗng, không có hoạt động thương mại, được tạo ra bởi các nhà đầu tư), với mục đích hợp nhất hoặc mua lại startup, doanh nghiệp và đưa startup, doanh nghiệp lên sàn, đã giúp con đường IPO của startup, doanh nghiệp nhanh hơn.
Thông qua cơ chế Spac - một vỏ bọc còn tinh khôi, chưa có lợi nhuận hay sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tìm kiếm được những đối tác, nhà đầu tư. Spac sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam hay cac starup hoàn thiện mọi thủ tục pháp lý để kêu gọi vốn đầu tư, và IPO tại Mỹ. Khi tham gia Spac doanh nghiệp sẽ chuyển từ một công ty tư nhân thành một công ty đại chúng dễ dàng kêu gọi vốn đầu tư; giúp doanh nghiệp Việt định vị thương hiệu, IPO tại Mỹ. Spac hoạt động theo cơ chế của sàn, công ty mẹ- công ty con…
Lý giải cho phương thức hoạt động của Spac, Paul Chong đã lấy dẫn chứng về mô hình hoạt động của Grab. Theo Paul Chong, trong 10 năm qua Grab hoạt động không có lợi nhuận, thậm trí năm 2021 Grab lỗ 6tỷ đô la mỹ, tuy nhiên Grab lại đượcc định giá 42 tỷ đô la mỹ. Sở dĩ có sự “ngược đời” này là do Grab sử dụng nguồn vốn của Spac để phát triển. Mặc dù Grab hoạt động không lợi nhuận trong thời gian dài nhưng giá trị của công ty vẫn được định giá rất lớn. Tương tự như vậy, khi các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia Spac sẽ có được các lợi thế: Dễ dàng kêu gọi vốn đầu tư để phát triển; được hỗ trợ về thủ tục pháp lý, định vị thương thiệu để IPO tại Mỹ…
Với bài thuyết trình chi tiết tại Hội nghị, ông Paul Chong - người đạt nhiều kỷ lục về IPO nhanh nhất đã chỉ ra các tiêu chí để doanh nghiệp Việt dễ dàng niêm yết bằng Spac và phát triển vững mạnh sau khi De-Spac. Trong đó, ông nhấn mạnh tới sự chuẩn mực trong sản phẩm, hàng hóa và tuân thủ pháp luật của nước sở tại là tiêu chí hàng đầu để doanh nghiệp Việt dễ dàng niêm yết bằng Spac.
Những lợi ích của việc IPO và niêm yết thông qua Spac và sử dụng Spac, các doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi ích khi IPO và niêm yết. Tuy nhiên, để phát triển vững mạnh sau khi De-Spac, ông Paul Chong cũng lưu ý, tại Mỹ, các quy chế quản trị công ty như Đạo luật Sarbanes Oxley có những điều kiện rất ngặt nghèo đối với các công ty niêm yết trên thị trường này, đặc biệt về cấu trúc quản trị công ty, kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ, bên cạnh đó, báo cáo tài chính cũng sẽ phải được lập và công bố theo các chuẩn mực quốc tế…
Ký kết hợp tác đồng hành giữa bà Đỗ Hương Ly - Quyền CT điều hành Tổ chức kinh tế HWO & Ông Marcus Leng - PCT VBS Capital
Tại Hội nghị “Vietnam IPO & Spac Summit”, các đại biểu cũng bàn thảo tới phương pháp đưa sản phẩm của Việt Nam tiếp cận thị trường mỹ; hướng quảng bá tinh hoa Việt Nam ra thế giới và hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt có doanh thu trên 1 tỷ USD/năm.
Theo đó, để tiếp cận thị trường quốc tế, mang tinh hoa Việt ra thế giới và để thuận lợi cho việc trở thành ‘Unicorn’ trên thế giới thông qua cơ chế Spac IPO, chuyên gia hàng đầu về cơ chế vốn Marcus Leng cũng gợi ý các doanh nghiệp Việt Nam nên thiết kế lộ trình “từ điểm đến ngược về điểm xuất phát” nhằm tạo thành cơ chế hoạt động vòng tròn “khép kín”. Với lộ trình này doanh nghiệp sẽ đảm bảo được các tiêu chí về chất lượng, thương hiệu và chủ động xử lý các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn. Tức là sẽ mua lại đơn vị cung ứng nguyên liệu rồi chế biến và phân phối… nhằm tạo giá trị cao hơn cho sản phẩm đầu ra bằng quy trình giám sát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Mỹ.
Trưởng ban chiến lược Tổ chức liên kết kinh tế đa ngành HWO, Chủ tịch VBS Capital, bà Jasmine Phương Lê cho biết, đánh dấu sự kết hợp chiến lược giữa VBS Capital và 5 cộng đồng uy tín, là nơi quy tụ rất nhiều doanh nghiệp lớn, có khát vọng phát triển mạnh mẽ, trên quy mô toàn cầu.
Bà Jasmine Phương Lê - Chủ tịch VBS Capital - Trưởng ban chiến lược Tổ chức liên kết kinh tế đa ngành HWO phát biểu
Năm 2023 VBS Capital và học viện IPO Việt Nam sẽ kết hợp với các Cộng đồng, các Viện nghiên cứu, các hiệp hội và các câu lạc bộ doanh nhân để triển khai nhiều hội thảo quốc tế lớn với sự có mặt của nhiều chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực Tài chính, chiến lược kinh doanh, cơ chế vốn, phát triển nhân sự cấp cao cũng như nhiều chương trình đào tạo, huấn luyện nhằm nâng cao nhận thức, hỗ trợ các hội đồng quản trị, ban điều hành các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng đột phá.
Paris, Pháp – Hà Nội, Việt Nam, 15/12/2022 – VinFast và Inter Mutuelles Assistance (IMA) công bố hợp tác nhằm cung cấp dịch vụ hỗ trợ trên đường (Roadside Assistance) cho khách hàng của VinFast tại Châu Âu. Việc thiết lập hệ thống dịch vụ toàn diện trước thời điểm giao xe khẳng định mạnh mẽ cam kết của VinFast trong việc mang đến cho khách hàng sự an tâm, tiện lợi và trải nghiệm liền mạch trong suốt hành trình sử dụng xe điện VinFast.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Tiết kiệm từ chi phí sở hữu đến vận hành, đi kèm hàng loạt ưu điểm vượt trội về thiết kế, công nghệ và hiệu suất, VinFast Feliz Neo đang trở thành khoản đầu tư hời cho người tiêu dùng Việt, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng sống xanh ngày càng lên ngôi.
Trong bối cảnh giới siêu giàu ngày càng ưu tiên không gian nghỉ dưỡng riêng tư và cao cấp, Flamingo Majestic Island Resort – khu nghỉ dưỡng 6 sao đầu tiên ở miền Bắc – ra đời như một thiên đường biệt lập, đáp ứng trọn vẹn những tiêu chuẩn khắt khe nhất về phong cách sống, cá nhân hóa và tính bền vững.
Trong số gần 150 tân khoa khóa 2 của Trường Đại học VinUni, có tới 55% sinh viên được tuyển dụng trước lễ tốt nghiệp bởi các tập đoàn danh tiếng như Google, Qualcomm, Boston Consulting Group (BCG), Unilever, P&G, VinRobotics…; 26% sinh viên trúng tuyển chương trình sau đại học tại các trường hàng đầu thế giới, trong đó gần một nửa thuộc nhóm đại học Top 20 toàn cầu.
Hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng sống và xây dựng cộng đồng khỏe mạnh, FPT Long Châu chính thức ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Viện Công nghệ Tiên tiến - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Công ty Biochempha. Thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào phát triển các sản phẩm dược liệu chăm sóc sức khỏe, minh bạch và chuẩn mực khoa học.
Chỉ sau ba năm kiến tạo, Ocean City đã lột xác thành đại đô thị ở, nghỉ dưỡng, điểm đến 5 sao quốc tế, thu hút gần 90.000 cư dân từ khắp trong và ngoài nước đến an cư, lập nghiệp, tạo nên một hình mẫu đô thị sống, nghỉ dưỡng và đầu tư hiếm có tại Việt Nam.
Sun Property, thành viên Tập đoàn Sun Group tự hào ra mắt Sun Feliza Suites – tổ hợp căn hộ hướng tới tiêu chuẩn 6 sao tọa lạc tại vị trí vàng trung tâm Cầu Giấy (Hà Nội). Với thiết kế đẳng cấp, tiện ích vượt trội, dự án mang đến chuẩn mực sống tinh hoa cho giới thượng lưu Thủ đô.
Chương trình sẽ diễn ra với nhiều tiết mục hấp dẫn. Các tác phẩm tập trung nhấn mạnh và khẳng định những thành tựu văn hóa của đất nước; ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, những giá trị to lớn, sự trường tồn và tầm ảnh hưởng của văn hóa qua 80 năm...
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2317/QÐ-BVHTTDL ngày 3/7/2025 phê duyệt Kế hoạch “Xây dựng mô hình xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số” năm 2025.
Chào mừng thành lập phường Sơn Tây (thành phố Hà Nội) đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025 theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tối 5/7 tại sân khấu chính Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, Đảng ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Sơn Tây tổ chức chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Sáng 7/7, các Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông và Dương Đức Tuấn đồng chủ trì nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Sáng 7/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ Korhan Kemik tại Việt Nam nhằm trao đổi về các định hướng hợp tác song phương giữa hai bên.
Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
Tại lễ trao giải, bộ phim "Chị dâu" đã thắng lớn với 3 giải thưởng quan trọng gồm: Phim hay nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho nghệ sĩ Việt Hương và kịch bản xuất sắc nhất do nhóm biên kịch Phạm Thị Thanh Thu, Nguyễn Phạm Hoàng Quân, Trần Hữu Tấn chấp bút...
Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Ngay trong những ngày đầu tháng 7/2025 điểm phục vụ hành chính công xã Đa Phúc (Thành phố Hà Nội) đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, cho thấy tinh thần phục vụ nhân dân đang được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Chiều 4/7, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội khoá XVI tổ chức Hội nghị thông tin về Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp thường lệ giữa năm) của HĐND Thành phố Hà Nội. Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị.
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025)
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội vừa thông báo tạm dừng đón khách tại ba điểm di tích trên địa bàn nhằm phục vụ công tác tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp các công trình di sản.
Ven bờ sông Tô Lịch của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, có một ngôi đền chứa đựng sự cổ kính và phản ánh rõ nét thẩm mỹ truyền thống của kiến trúc đền miếu Bắc Bộ - đó chính là đền Kim Giang.
Sáng ngày 3/7, Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Sơn Tây (thành phố Hà Nội) lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 tổ chức Hội nghị thông qua các nội dung chuẩn bị Đại hội.