Phòng tránh những dịch bệnh thường mắc phải vào mùa đông đối với người già, trẻ nhỏ

Hà Trang| 11/12/2022 10:23

Miền Bắc đón các đợt không khí lạnh tiếp tục gia tăng từ đầu mùa với nền nhiệt xuống thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để những bệnh lí về đường tiêu hóa, hô hấp phát triển, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của những đối tượng có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ nhỏ.

Số lượng trẻ nhập viện tăng cao

Trong khi dịch bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, cúm mùa vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp thì vừa qua, các bác sĩ khoa Nhi từ những bệnh viện lớn tuyến TƯ cho đến các phòng khám tại các tỉnh thành trên cả nước đều cho biết những ngày qua, tại những đơn vị này có rất đông trẻ nhỏ đến khám, chủ yếu mắc bệnh lý về đường tiêu hóa và hô hấp như sốt, ho, viêm mũi họng cấp, viêm phế quản cấp, hen phế quản, viêm tiểu phế quản…

tre-nho-1.jpg
Trẻ em cần phải được tiêm phòng đầy đủ để tránh các dịch bệnh khi giao mùa. Ảnh:  Nguồn Internet

Nhiều bác sĩ  cho biết thời tiết chuyển lạnh đột ngột, nền nhiệt hạ thấp tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus khiến những bệnh lý về đường tiêu hóa và hô hấp tăng mạnh, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ. Để chăm sóc sức khỏe, đề phòng bệnh mùa đông cho trẻ, phụ huynh cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ của bé. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần vệ sinh mũi họng cho con hàng ngày, bổ sung dinh dưỡng để con có nhiều năng lượng chống chọi với giá lạnh, ăn đồ ăn ấm nóng, tránh đồ nguội lạnh. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách tiêm chủng phòng cúm...

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết vẫn chưa giảm, đặc biệt là người cao tuổi

Bên cạnh đó, khoa Khám bệnh - Cấp cứu của nhiều bệnh viện cũng ghi nhận số lượng bệnh nhân cao tuổi, người có bệnh mãn tính như tăng huyết áp, viêm phổi mãn tính, hen phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, đột quỵ do tai biến mạch máu não nhập viện... Dù thời tiết chuyển lạnh nhưng số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại các khoa bệnh truyền nhiễm vẫn tăng, chưa có chiều hướng hạ nhiệt. Đây là dấu hiệu cho thấy điểm bất thường của dịch bệnh này so với những năm trước.

Theo các bác sĩ đầu nghành, bệnh sốt xuất huyết không điều trị kịp thời có thể có biến chứng nguy hiểm, đặc biệt trong khoảng thời gian từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau khi bệnh nhân có triệu chứng đầu tiên. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể bị sốc do thoát huyết tương, xuất huyết võng mạc, suy tim, suy thận, tụt huyết áp, đau đầu dữ dội, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong.

nguoi-cao-tuoi.jpg
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân là người cao tuổi rất đông. Ảnh: Nguồn Internet

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, cách duy nhất là ngắt đường truyền bệnh từ muỗi Aedes sang người. Người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng; chủ động phun thuốc xịt muỗi, nằm màn, tham gia thu dọn vật dụng phế thải gây đọng nước, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt.

Thời gian tới, miền Bắc sẽ tiếp tục đón các đợt gió mùa Đông bắc cường độ mạnh, trong khi một số dịch bệnh vẫn diễn biến bất thường. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo mỗi người dân cần chủ động biện pháp phòng bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mùa đông bằng nhiều cách như giữ ấm cơ thể, nhất là giữ ấm phần ngực, cổ; ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức chống đỡ bệnh tật. Nếu phải đi đến những nơi đông người thì cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người có các triệu chứng về đường hô hấp như: khó thở, ho, hắt xì, sốt, chảy nước mũi… Các gia đình cần giữ gìn vệ sinh nhà cửa, vật dụng cá nhân tốt, không để bị ẩm mốc để tránh vi khuẩn cư ngụ, gây bệnh.

Bài liên quan
  • Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện 5 biện pháp phòng chống cúm mùa
    Hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, do đó, nhiều người mắc bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A và cúm B). Để chủ động phòng, chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo:
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Phòng tránh những dịch bệnh thường mắc phải vào mùa đông đối với người già, trẻ nhỏ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO