Phòng, chống dịch Covid-19: Khi nghệ thuật đường phố nhập cuộc

KTĐT| 06/05/2021 09:33

Xuất phát từ mong muốn góp phần phòng, chống dịch Covid - 19, một căn biệt thự tại khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) đã khoác lên mình “chiếc áo” graffiti (vẽ tranh đường phố) với thông điệp “Stay strong - Let’s stay home” (Hãy mạnh mẽ - Hãy ở nhà).

Thông điệp ý nghĩa

Tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Chính phủ đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống, dịch và bảo vệ người dân trước dịch bệnh Covid-19. Với mục đích cùng nhau chung tay, chia sẻ với đất nước trong thời điểm khó khăn này, giới nghệ sĩ trên cả nước đã có nhiều dự án, chương trình nghệ thuật góp phần tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện quy định phòng, chống dịch. Vừa qua, một căn biệt thự rộng 300m2 đã được các nghệ sĩ graffiti phủ sơn với chủ đề phòng, chống Covid-19.
Thực hiện công trình này là nghệ sĩ graffiti Lê Long cùng các cộng sự. Nghệ sĩ graffiti Lê Long, người lên ý tưởng thực hiện công trình chia sẻ: Cuối tháng 3/2020, trong thời điểm cả nước đang căng mình chống dịch, thực hiện giãn cách xã hội đã thôi thúc anh lên ý tưởng cho dự án này. Anh bàn với chủ nhà chọn chủ đề phòng, chống dịch Covid-19, thể hiện phun sơn nghệ thuật cho căn nhà với tinh thần chủ đạo là: “Stay strong - Let’s stay home” với ý nghĩa mong muốn mọi người dân cùng chung tay, góp sức sẽ chiến thắng được đại dịch. Để thực hiện được ý tưởng, anh Long tìm kiếm các thông tin, hình ảnh trên mạng, phát triển sang nghệ thuật graffiti truyền tải thông điệp ý nghĩa đến với người dân Thủ đô.
Các nghệ sĩ đã phải sử dụng khoảng 500 – 600 chai sơn nhập ngoại với đủ màu sắc và bình xịt sơn chuyên dụng. Đồng thời, do căn biệt thự có tới 4 tầng nên người thực hiện dự án phải dùng tới xe cẩu để vẽ được các khu vực có độ cao gần 20m. Sau khi hoàn thiện dự án, mong muốn của Lê Long và nhóm nghệ sĩ là tạo được thiện cảm trong mắt người dân, không còn định kiến những hình ảnh “nguệch ngoạc, vẽ bậy” trên tường, thay vào đó là thông điệp ý nghĩa nhân văn.
Chung tay chống dịch
Không chỉ căn biệt thự giữa ngã 3 ở khu đô thị Văn Phú (Hà Đông), họa sĩ Lê Long cùng cộng sự còn thực hiện một loạt tác phẩm nghệ thuật graffiti với chủ đề "Chung tay đánh bay Covid-19" tại nhiều địa điểm quanh Hà Nội như phố Lâm Hạ (Long Biên), tại Quán Gánh (Thường Tín), Mậu Lương (Hà Đông), phố Trịnh Đình Cửu (Hoàng Mai)... Đa số các tác phẩm đều được thực hiện trên những bức tường nhà người dân tại những khu vực rộng rãi có nhiều người qua lại, dễ quan sát và được đông đảo người dân đón nhận, đánh giá cao cả về tính thẩm mỹ cũng như thông điệp truyền tải.
Sau khi khoác lên mình “chiếc áo” nghệ thuật graffiti, căn biệt thự giữa ngã 3 ở khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) vẫn luôn thu hút người đi đường. Người dân đi qua ai cũng tò mò, thích thú đứng lại ngắm nhìn hình ảnh những con virus SARS-CoV-2 bị tiêu diệt bởi vaccine, thông điệp phải đeo khẩu trang hay hình ảnh ngôi nhà Việt Nam đồng lòng chung tay chống dịch.
Theo chị Lưu Thị Minh Châu, chủ căn biệt thự, tác phẩm được hoàn thành trong vòng 30 ngày, khoảng tháng 4/2020, là thời gian cả nước bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội, cao điểm phòng, chống dịch Covid-19. Mỗi ngày, họa sĩ đều dành thời gian từ 8 - 18 giờ để vẽ. Sau khi hoàn thiện, hệ thống chiếu sáng cũng được chủ nhà cho thiết kế, lắp đặt riêng, phù hợp với khung cảnh nhà về đêm.
Anh Lê Quang Anh (Hà Đông) chia sẻ: “Tôi đứng xem các họa sĩ vẽ tác phầm này từ những ngày đầu tiên. Tuy không am hiểu về bộ môn nghệ thuật này nhưng tôi thấy các hình ảnh khá nổi bật, đơn giản, dễ hiểu, ý nghĩa trong thời điểm dịch bệnh. Nhìn tổng thể, cả căn nhà trở thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, ấn tượng”.
Có thể thấy, công trình graffiti không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn góp phần kêu gọi tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc phòng, chống Covid-19.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Phòng, chống dịch Covid-19: Khi nghệ thuật đường phố nhập cuộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO