Phố Phan Phu Tiên dài 132m, rộng 4m.
Nay thuộc phường Cát Linh, quận Đống Đa.
Thời Pháp thuộc là đường số 206 (voie N0206). Được đặt tên sau năm 1928, năm 1945 đổi thành phố Phan Phù Tiên, năm 1949 đổi tên thành phố Bảo Anh, năm 1951 lấy lại tên Phan Phù Tiên cho đến nay.
Phan Phu Tiên (thế kỷ XIV – XV) không rõ sinh, mất năm nào, tự Tín Thần, quê làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1396 đời Trần Thuận Tông.
Đời Lê Thái Tổ, vào năm 1429, ông làm quan án phủ phó sứ phủ Thiên Trường, bác sĩ (giảng viên) trường Quốc Tử Giám, sau trông coi Viện Quốc sử. Năm 1455, Lê Nhân Tông sai ông soạn sách: Đại Việt sử ký tục biên” chép từ đời Trần Thái Tông (1125) đến năm Lê Thái Tổ đánh đuổi được giặc Minh (1427), tức là nối với bộ “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu soạn từ đời Trần. Bộ sử này của Phan Phu Tiên nay không còn, nhưng phần lớn đã được ghi lại trong “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên.
Ngoài ra, một tác phẩm nổi tiếng khác của ông là bộ “Việt âm thi tập”. Đây chính là bộ hợp tuyển đầu tiên tập hợp những bài thơ của người Việt Nam sáng tác bằng chữ Hán trong các đời Trần, Hồ, Lê (gọi là Việt âm vì là thơ chữ Hán đọc theo âm Việt Nam).