Phố Phan Kế Bính, quận Ba Đình, Hà Nội

09/06/2018 15:53

Phố Phan Kế Bính bắt đầu từ phố Liễu Giai đến phố Nguyễn Văn Ngọc nối với phố Linh Lang, cạnh hồ Thủ Lệ.

Phố Phan Kế Bính dài 400m, rộng 5m.

Phố Phan Kế Bính, quận Ba Đình, Hà Nội.

Đất trại Cống Vị, tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận cũ.

Nay thuộc phường Cống Vị, quận Ba Đình.

Năm 1995 đặt tên là ngõ Liễu Giai. Từ tháng 1/1998 đổi lại tên là phố Phan Kế Bính.

Phan Kế Bính (1875-1921) hiệu Bưu Văn, nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu văn học, sinh tại làng Thụy Khuê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ), trong một gia đình khoa cử. Đỗ cử nhân (1906), không ra làm quan, hưởng ứng phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục. Làm báo Đăng cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí, Trung Bức tân văn. Tác giả nhiều sách văn – sử: Nam Hải dị nhân, Hưng Đạo đại vương, Việt Nam phong tục, Việt – Hán văn khảo… có giá trị lớn, tới nay vẫn được nhiều nhà nghiên cứu tham khảo, trích dẫn. Ông còn là dịch giả bộ Tam quốc chcis diễn nghĩa và dịch nhiều tác phẩm chữ Hán khác. Ông mất tại Hà Nội ngày 30/5/1921.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • [Infographic] Kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025
    Theo chi Cục thống kê thành phố Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2025 kinh tế - xã hội TP. Hà Nội diễn ra diễn ra trong bối cảnh cùng cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức-bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp... Trong bối cảnh này, kinh tế - xã hội TP. Hà Nội vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, đạt được nhiều thành quả trong các lĩnh vực...
  • Thành lập 126 Ban Quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng cấp xã, phường sau sắp xếp
    UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 3536/QĐ-UBND ngày 30/6 về việc thành lập Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng trực thuộc UBND xã, phường sau sắp xếp trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện.
Đừng bỏ lỡ
Phố Phan Kế Bính, quận Ba Đình, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO